2 án tử hình của kẻ mua bán ma túy ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nguyễn Xuân Quý không mắc bệnh tâm thần nhưng bị bắt buộc chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, để từ đây tham gia mua bán ma tuý tại Hà Nội và Sơn La.
Nguyễn Xuân Quý (hàng đầu, ở phiên toà sơ thẩm hồi cuối tháng 8.2022 tại Hà Nội) được xác định chủ mưu mở phòng bay lắc, bán ma tuý trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Ảnh: Việt Dũng

Nguyễn Xuân Quý (hàng đầu, ở phiên toà sơ thẩm hồi cuối tháng 8.2022 tại Hà Nội) được xác định chủ mưu mở phòng bay lắc, bán ma tuý trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Ảnh: Việt Dũng

Theo hồ sơ vụ án, cuối năm 2018, Nguyễn Xuân Quý không mắc bệnh tâm thần, nhưng bị bắt buộc chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Quý lợi dụng việc điều trị này không phải chấp hành bản án.

Năm 2020, Quý lợi dụng sơ hở của nhân viên y tế, đánh một chìa khóa riêng để tự do đưa người lạ vào nơi điều trị nhằm mua bán, tổ chức sử dụng ma tuý.

Quý còn cải tạo căn phòng ở bệnh viện, lắp hệ thống loa công suất lớn, đèn nháy và bàn DJ để tổ chức bay lắc.

Khách tham gia "tiệc" ma tuý có cả bạn bè, người thân của bệnh nhân và 3 cựu nhân viên y tế gồm Nguyễn Minh Huệ, Bùi Thị Hạt và Nguyễn Anh Vũ.

Để hoạt động bay lắc, Quý khai mỗi tháng đã nộp cho cựu Trưởng khoa Phục hồi chức năng và Y học cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 Đỗ Thị Lưu 6-10 triệu đồng chi phí buồng bệnh. Sau khi nhận tiền, Lưu đưa cho tổ công đoàn 2-3 triệu đồng mỗi tháng để nhập quỹ.

Ngoài ra, Quý mua ma túy từ bên ngoài rồi cất giấu, mua bán hàng cấm ngay tại bệnh viện. Khi có người giao dịch, Ngọc, Trung và nhóm đàn em sẽ thay Quý đi giao, nhận ma tuý. Họ được Quý trả công bằng việc cho sử dụng ma tuý miễn phí.

Trong một thời gian dài, ổ nhóm này hoạt động phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý có tính chất phức tạp, thường xuyên, liên tục, ngay trong khuôn viên của bệnh viện.

Đến ngày 20.3.2021, Đội 7, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý CATP Hà Nội, kiểm tra xe ôtô hiệu Toyota Vios màu đen BKS 30E - 80139 của hãng taxi 25 do Nguyễn Trung Nguyên lái chở Nguyễn Văn Ngọc ngồi bên ghế phụ phía trước và Thường ngồi ở ghế phía sau có hành vi mua bán trái phép chất ma tuý.

Tổng số tang vật thu giữ khi kiểm tra, bắt giữ Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Trung Nguyên, Nguyễn Công Thường là 208,343 gram MDMA; 91,108 gram Methampphetamine; 352,440 gram Ketamine. Ngọc khai, trưa cùng ngày, có thực hiện việc mua bán trái phép chất ma tuý với Quý.

Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã khám xét khẩn cấp chỗ ở của Quý tại phòng điều trị tầng 2, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, thu giữ hơn 3,2kg MDMA; gần 1,7kg Ketamine và gần 600 gram Methamphetamine.

Với hành vi trên, ngày 31.8.2022, TAND Hà Nội tuyên phạt Quý và Ngọc cùng mức án tử hình về các tội "Mua bán, Tổ chức sử dụng và Tàng trữ trái phép chất ma tuý";

Nguyên 26 năm tù tổng hợp 2 tội danh này; Nguyễn Công Thường chung thân tội "Mua bán trái phép chất ma tuý".

Liên quan vụ án, bị cáo Đỗ Thị Lưu (53 tuổi) - cựu Trưởng khoa Phục hồi chức năng và Y học cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 bị tuyên 3 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Nguyễn Anh Vũ - cựu kỹ thuật viên bệnh viện lĩnh 7 năm về tội "Chứa chấp sử dụng trái phép chất ma tuý"; Nguyễn Minh Huệ và Bùi Thị Hạt mỗi bị cáo 5 năm tù về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".

Lê Hoàng Hải lĩnh 7 năm 6 tháng, Bùi Chí Hải 9 năm tù cùng về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý".

Hiện bản án trên chưa có hiệu lực pháp luật, do một số bị cáo kháng cáo và chưa được xét xử phúc thẩm.

Số ma tuý thu giữ tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I của Nguyễn Xuân Quý. Ảnh: Công an Hà Nội

Số ma tuý thu giữ tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I của Nguyễn Xuân Quý. Ảnh: Công an Hà Nội

Ngoài vụ án trên, hôm 5.6 vừa qua, Quý cùng 9 bị cáo bị TAND tỉnh Sơn La tuyên phạt tử hình về tội "Mua bán trái phép chất ma tuý"; một bị cáo lĩnh án tù chung thân.

11 bị cáo này được xác định liên quan đường dây mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý để đưa vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Hà Nội).

Rạng sáng 16.1.2021, Tổ công tác Công an huyện Vân Hồ phối hợp với các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại khu vực bản Pa Kha, xã Lóng Luông.

Hôm đó, cảnh sát bắt giữ Nguyễn Văn Dương, Lê Văn Cường cùng hơn 3,6 kg ma túy đá. Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng đã bắt giữ thêm 9 người khác, trong đó có Qúy.

Theo cáo buộc, từ tháng 6.2020 đến khi vụ án bị triệt phá, các bị cáo nhiều lần mua bán trái phép chất ma tuý, với tổng khối lượng hàng cấm trên 21 kg. Trong đó, gần 17 kg là ma tuý dạng đá.

Có thể bạn quan tâm

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.