1 phụ nữ nuốt ghim hồ sơ vào bụng mà không biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 12-3, Bệnh viện Hữu nghị thông tin các bác sĩ của bệnh viện này vừa lấy ra một chiếc ghim sắt hồ sơ dài gần 2 cm trong bụng nữ bệnh nhân 24 tuổi ở Hà Nội.

Bác sĩ Hoàng Việt Dũng-Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp (Bệnh viện Hữu nghị) cho biết bệnh nhân vào viện với biểu hiện đau bụng âm ỉ hạ vị, đau tăng, không sốt, bí trung tiện. Khám hạ vị ấn đau, phản ứng. Bệnh nhân được tiếp nhận khám và thực hiện chụp CT, phát hiện có dị vật đâm thủng thành ruột non vào trong ổ bụng gây tổn thương khối mạc nối bọc đoạn ruột non. Khi gỡ ra, các bác sỹ thấy có giả mạc và ít dịch mủ và 1 dị vật kim loại, giống đinh ghim dài 1,5 cm. Bác sỹ đã lấy bỏ dị vật, khâu lỗ thủng nội soi.

Ghim dài 1,5 cm đã đâm thủng thành ruột non của bệnh nhân

Bệnh nhân chia sẻ không hề biết nuốt phải dị vật khi nào.

Chiếc ghim được lấy ra từ bụng bệnh nhân

Theo bác sỹ Hoàng Việt Dũng-Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, hóc dị vật thường theo 2 đường: đường ăn hoặc đường thở. Người dân thường bị hóc các dị vật là tăm, xương gà, viên thuốc chưa bóc vỏ, thậm chí là bàn chải đánh răng, nắp chai bia…

Sau mổ một, bệnh nhân đã trung tiện, đi lại bình thường. Dự kiến sau 5 ngày bệnh nhân có thể ra viện

Đa số các trường hợp bị hóc dị vật chủ yếu là người cao tuổi và thường do sơ ý trong quá trình ăn uống. Nếu không mổ kịp thời gắp dị vật ra có thể thủng ruột non gây xuất huyết nội, rất nguy hiểm. Giai đoạn muộn, hình thành khối áp xe thì bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.