Xung đột vẫn nổ ra bất chấp quân đội chính phủ và phe nổi dậy ở Myanmar thỏa thuận ngừng bắn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Tính đến 17/12, tổng cộng Liên minh nổi dậy ở Myanmar đã chiếm 422 căn cứ và 7 thị trấn từ chính quyền quân sự kiểm soát ở bang Shan kể từ khi bắt đầu tấn công ngày 27/10.
Hình ảnh lực lượng nổi dậy ở Myanmar. Ảnh: Reuters

Hình ảnh lực lượng nổi dậy ở Myanmar. Ảnh: Reuters

Liên minh gồm 3 nhóm Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta’ang (TNLA), Quân đội Arakan (AA) và Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA) hôm 16/12 đã chiếm đóng thêm một số khu vực trọng yếu ở bang Shan, miền Bắc Myanmar, bao gồm thị trấn Namhsan và khu trung tâm thương mại thuộc thị trấn Muse.

Điều đáng nói, 3 nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số đưa ra tuyên bố trên vào thời điểm Trung Quốc cho biết đã đứng ra làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn tạm thời.

Người phát ngôn của Quân đội Myanmar- tướng Zaw Min Tun hôm 15/12 cũng cho biết các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn ở nhiều khu vực của bang Shan.

Người đứng đầu Chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing hôm 5/12 đã kêu gọi các nhóm vũ trang sắc tộc thúc đẩy đối thoại tìm giải pháp chính trị. Tướng Min Aung Hlaing cảnh báo nếu các nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số tiếp tục tiến hành tấn công, người dân khu vực liên quan sẽ phải gánh chịu những hậu quả tàn khốc.

Cuộc tấn công của liên minh đã kích động các đối thủ khác của chính quyền, khiến xung đột lan sang miền đông và miền tây Myanmar. Theo Liên Hợp Quốc, hơn nửa triệu người Myanmar buộc phải rời bỏ nhà cửa tìm nơi lánh nạn.

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

(GLO)- Ngày 26/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp trực tiếp tại Vatican, Rome (Italia) trong tang lễ Giáo hoàng Francis, đánh dấu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo đối thoại kể từ sau cuộc tranh cãi căng thẳng tại Nhà Trắng vào tháng 2.

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đang leo thang sau vụ tấn công du khách của các tay súng ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Vụ việc đã dẫn đến các hành động trả đũa lẫn nhau và làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra đối đầu quân sự mới giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.