Xuất hiện dòng con, cháu của biến thể SARS-CoV-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Virus gây dịch Covid-19 tiếp tục biến đổi với việc xuất hiện KP.3 và LB.1 là 2 dòng con cháu của JN.1. WHO tiếp tục phối hợp các nhà khoa học giám sát, nghiên cứu về sự biến đổi của SARS-CoV-2.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có cập nhật mới nhất về Covid-19. Theo WHO, tỷ lệ dương tính với xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 được phát hiện qua giám sát trọng điểm (trong 4 tuần của tháng 5 và tháng 6.2024) đã tăng lên 7,1% (báo cáo từ 84 quốc gia), so với 5,6% so với trước đó. Trong các tuần này, trung bình có 16.888 mẫu được xét nghiệm SARS-CoV-2 mỗi tuần.

Các nhà khoa học Việt Nam vẫn cập nhật các thông tin từ WHO về sự lưu hành, biến đổi SARS-CoV-2

Các nhà khoa học Việt Nam vẫn cập nhật các thông tin từ WHO về sự lưu hành, biến đổi SARS-CoV-2

Theo WHO, KP.3 và LB.1, cả 2 dòng dõi con cháu của JN.1 và các biến thể SARS-CoV-2 đang được theo dõi đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng trên toàn cầu. Các dòng con cháu này chiếm 40,3% và 7% trong tuần 25 (tuần giữa tháng 6) so với 24,4% và 5,6% trong tuần 3 tuần trước đó.

Trên toàn cầu, JN.1 là biến thể được báo cáo nhiều nhất, hiện được 133 quốc gia báo cáo, chiếm 30,3% trình tự trong tuần 25, đã giảm so với tỷ lệ 43,9% so với 3 tuần trước đó.

Số ca mắc Covid-19 mới ở mức ổn định trong giai đoạn 28 ngày qua từ (27.5 - 23.6) với hơn 135.000 ca mắc mới được báo cáo. Số ca tử vong mới giảm nhẹ (3%) so với giai đoạn 28 ngày trước đó, với hơn 2.000 ca tử vong mới được báo cáo.

Trên toàn cầu, đến 23.6.2024, hơn 775 triệu ca mắc được xác nhận và hơn 7 triệu ca tử vong đã được báo cáo trên toàn cầu kể từ khi bắt đầu đại dịch.

WHO cho biết vẫn duy trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức và nhà nghiên cứu quốc gia, thường xuyên đánh giá xem liệu các biến thể của SARS-CoV-2 làm thay đổi đặc điểm lây truyền hoặc bệnh tật hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin, phương pháp điều trị, chẩn đoán hoặc các biện pháp y tế công cộng và xã hội được áp dụng để kiểm soát lây lan bệnh. Các biến thể tiềm ẩn cần quan tâm (VOC), các biến thể được quan tâm (VOI) hoặc các biến thể theo giám sát (VUM) được đánh giá thường xuyên.

Việc phân loại các biến thể sẽ được thay đổi, cập nhật khi cần thiết để phản ánh sự phát triển liên tục của các biến thể lưu hành và dịch tễ học đang thay đổi của chúng, dựa trên các tiêu chí phân loại biến thể và danh sách các VOC, VOI và VUM đang lưu hành.

Từ đầu dịch, WHO đã lập trang web theo dõi các biến thể của SARS-CoV-2. Các quốc gia có được khuyến khích điều tra và báo cáo các biến thể mới xuất hiện cũng như tác động của chúng. WHO tiếp tục theo dõi các biến thể của SARS-CoV-2, bao gồm các dòng VOC, để theo dõi những thay đổi về tỷ lệ lưu hành và đặc điểm virus.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.