WHO: Thêm quốc gia loại trừ được 'bệnh ngủ' chết người

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bệnh ngủ ban đầu có triệu chứng giống cúm nhưng sau đó là thay đổi hành vi, lú lẫn, rối loạn chu kỳ giấc ngủ, hôn mê, thường dẫn đến tử vong.

Theo thông cáo báo chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tchad đã được công nhận là quốc gia thứ 7 trên thế giới loại trừ được dạng gambiense của bệnh trypanosomosis ở người châu Phi, còn được gọi là "bệnh ngủ".

Logo của WHO trên một trong các cánh cửa ở trụ sở chính tại Geneva - Thụy Sĩ - Ảnh: REUTERS

Logo của WHO trên một trong các cánh cửa ở trụ sở chính tại Geneva - Thụy Sĩ - Ảnh: REUTERS

Là một trong những "bệnh nhiệt đới bị lãng quên" (NTD), "bệnh ngủ" ban đầu có thể có các triệu chứng giống cúm nhưng cuối cùng gây ra thay đổi hành vi, lú lẫn, rối loạn chu kỳ giấc ngủ hoặc thậm chí hôn mê, thường dẫn đến tử vong.

Tuy vậy, theo WHO, việc cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán, điều trị sớm cũng như giám sát và ứng phó đã chứng minh rằng các quốc gia có thể kiểm soát và cuối cùng loại bỏ sự lây truyền.

"Bệnh ngủ" do các loài ký sinh trùng Trypanosoma gây ra. Những ký sinh trùng này được truyền sang người qua vết cắn của ruồi tsetse bị nhiễm bệnh. Các con ruồi này trở thành vật chủ trung gian khi tiếp xúc với người hoặc động vật mang ký sinh trùng.

Có 2 dạng "bệnh ngủ". Một dạng do Trypanosoma brucei gambiense gây ra, gặp ở 24 quốc gia ở Tây và Trung Phi, chiếm hơn 92% số ca mắc, và cũng là dạng lây truyền ở Tchad.

Dạng thứ hai do Trypanosoma brucei rhodesiense gây ra, được tìm thấy ở 13 quốc gia ở Đông và Nam Phi, chiếm số phần trăm còn lại.

Các phương pháp chính để kiểm soát "bệnh ngủ" bao gồm giảm ổ nhiễm trùng và giảm sự hiện diện của vật chủ trung gian.

Bên cạnh đó, cần sàng lọc những người có nguy cơ giúp chẩn đoán sớm, từ đó cải thiện chất lượng điều trị.

Trước đó, 6 quốc gia châu Phi khác đã được WHO xác nhận loại trừ "bệnh ngủ" từ năm 2020-2023 là Togo, Benin, Côte d'Ivoire, Uganda (2022), Equatorial Guinea, Ghana.

Ngoài việc là quốc gia thứ 7 loại trừ được "bệnh ngủ", Tchad còn là nước thứ 51 trên thế giới loại trừ được một bệnh trong nhóm NTD.

Điều này giúp WHO vượt nửa chặng đường trong mục tiêu thế giới có 100 quốc gia loại trừ được ít nhất một NTD.

Tính đến tháng 6-2024, trên toàn khu vực dịch tễ Châu Phi của WHO, 20 quốc gia đã loại bỏ được ít nhất một căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên. Trong đó, Togo đã loại bỏ được 4 bệnh, Benin và Ghana mỗi nước loại bỏ được 3 bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

(GLO)- Theo Sở Y tế Gia Lai, trong tuần qua, Gia Lai ghi nhận 133 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 11 ca so với tuần trước, nâng tổng số ca mắc SXH trên toàn tỉnh từ đầu năm 2024 đến ngày 6-11 lên 2.633 ca; không có trường hợp tử vong.