Xử phạt người đàn ông để con gái 6 tuổi lái ô tô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để con gái 6 tuổi cầm vô lăng lái xe, tài xế Đào Văn N. bị CSGT xử phạt từ 28 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Ngày 25-3, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an cho biết đã xử lý người đàn ông giao vô lăng cho con gái 6 tuổi cầm lái ô tô, gây bức xúc trong dư luận.

Hình ảnh bé gái cầm lái ô tô. Ảnh chụp màn hình
Hình ảnh bé gái cầm lái ô tô. Ảnh chụp màn hình

Trước đó, ngày 24-3, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video clip dài gần 1 phút ghi lại cảnh một người đàn ông để bé gái cầm vô lăng lái ô tô chạy trên đường. Trên bảng đồng hồ của ô tô hiển thị tốc độ di chuyển dao động từ 50 - 60 km/giờ.

Vào cuộc xác minh, lực lượng CSGT xác định khu vực xảy ra vụ việc trên đoạn Đường 100 kéo dài thuộc địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Người giao vô lăng cho con gái điều khiển là anh Đào Văn N. (SN 1994, trú xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh phúc).

Cơ quan công an đã tiến hành ghi lời khai làm rõ hành vi vi phạm của anh N. và xử lý theo quy định của pháp luật. Với hành vi vi phạm trên sẽ bị cơ quan công an xử phạt về hành vi: Để cho người không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định tại Điểm i khoản 14 Điều 32 Nghị định 168/2024 của Chính Phủ. Phạt tiền từ 28 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Theo Nguyễn Hưởng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời kiến của cử tri tỉnh Gia Lai

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trả lời cử tri Gia Lai về quy định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao cấp huyện

(GLO)- Bộ Thông tin và Truyền thông (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) có Công văn số 703/BTTTT-VP, ngày 28-2-2025, trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai về quy định chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao cấp huyện.

 Đồi chè Biển Hồ chỉ còn là ký ức?

Đồi chè Biển Hồ chỉ còn là ký ức?

(GLO)- Đồi chè Biển Hồ (thường gọi là Biển Hồ chè, nằm trên địa bàn xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập vào khoảng năm 1925 dưới sự quản lý của người Pháp và là đồn điền chè đầu tiên ở Tây Nguyên. Nơi đây đã trở thành biểu tượng của nông nghiệp và văn hóa vùng đất này trong một thế kỷ qua.