Xót xa hình ảnh đổ nát ở công viên lớn nhất nội đô Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từ lâu, công viên Thống Nhất được coi là "lá phổi xanh" và là hình ảnh biểu tượng của Thủ đô, vậy nên khung cảnh xác xơ của công viên giữa siêu bão khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Trong ngày 7/9, nhiều tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, do ảnh hưởng của siêu bão số 3 (YAGI). Tại Hà Nội, siêu bão đã phá hủy, làm hư hỏng nhiều công trình, nhà cửa và nhất là quật ngã la liệt cây cổ thụ trên hầu hết các tuyến đường.

Trong ngày 7/9, nhiều tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, do ảnh hưởng của siêu bão số 3 (YAGI). Tại Hà Nội, siêu bão đã phá hủy, làm hư hỏng nhiều công trình, nhà cửa và nhất là quật ngã la liệt cây cổ thụ trên hầu hết các tuyến đường.

Ghi nhận tại công viên Thống Nhất (phường Phương Liên, quận Đống Đa) – công viên cây xanh biểu tượng của TP Hà Nội lúc 23h30 ngày 7/9 – 0h00 ngày 8/9, siêu bão đã khiến hơn nửa cây cổ thụ tại mặt đường Lê Duẩn bật gốc.

Ghi nhận tại công viên Thống Nhất (phường Phương Liên, quận Đống Đa) – công viên cây xanh biểu tượng của TP Hà Nội lúc 23h30 ngày 7/9 – 0h00 ngày 8/9, siêu bão đã khiến hơn nửa cây cổ thụ tại mặt đường Lê Duẩn bật gốc.

Một đoạn hàng rào của công viên ở mặt đường Lê Duẩn đã bị hư hỏng hoàn toàn, do nhiều cây cổ thụ cùng đổ đè lên.

Một đoạn hàng rào của công viên ở mặt đường Lê Duẩn đã bị hư hỏng hoàn toàn, do nhiều cây cổ thụ cùng đổ đè lên.

Cây lớn còn đổ đè lên bốt trực trong công viên.

Cây lớn còn đổ đè lên bốt trực trong công viên.

Ở phía mặt đường Trần Nhân Tông, gió bão cũng làm nhiều cây lớn xước cành.

Ở phía mặt đường Trần Nhân Tông, gió bão cũng làm nhiều cây lớn xước cành.

Tại khu vực vỉa hè công viên Thống Nhất, ở phía mặt đường Nguyễn Đình Chiểu, siêu bão đã khiến hàng loạt cây lớn đổ rạp, đè lên rất nhiều xe máy và ô tô để ở đây.

Tại khu vực vỉa hè công viên Thống Nhất, ở phía mặt đường Nguyễn Đình Chiểu, siêu bão đã khiến hàng loạt cây lớn đổ rạp, đè lên rất nhiều xe máy và ô tô để ở đây.

Hầu hết các xe đạp công cộng để quanh công viên Thống Nhất đều bị gió bão làm ngã rạp, đổ chồng lên nhau.

Hầu hết các xe đạp công cộng để quanh công viên Thống Nhất đều bị gió bão làm ngã rạp, đổ chồng lên nhau.

Một đoạn đường Nguyễn Đình Chiểu tiếp giáp với công viên Thống Nhất bị ngập sâu.

Một đoạn đường Nguyễn Đình Chiểu tiếp giáp với công viên Thống Nhất bị ngập sâu.

Theo tìm hiểu, công viên Thống Nhất được xây dựng năm 1958 và khánh thành ngày 30/5/1961. Thời điểm này Việt Nam vẫn còn bị chia cắt, nên công viên được đặt tên "Thống Nhất" nhằm thể hiện khát vọng sớm giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Theo tìm hiểu, công viên Thống Nhất được xây dựng năm 1958 và khánh thành ngày 30/5/1961. Thời điểm này Việt Nam vẫn còn bị chia cắt, nên công viên được đặt tên "Thống Nhất" nhằm thể hiện khát vọng sớm giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Công viên có diện tích hơn 50ha, với hàng vạn cây xanh nằm giữa 4 phố: Trần Nhân Tông, Lê Duẩn, Đại Cồ Việt và Nguyễn Đình Chiểu, có rất nhiều lối vào, trong đó cổng chính nằm bên mặt đường Trần Nhân Tông.

Công viên có diện tích hơn 50ha, với hàng vạn cây xanh nằm giữa 4 phố: Trần Nhân Tông, Lê Duẩn, Đại Cồ Việt và Nguyễn Đình Chiểu, có rất nhiều lối vào, trong đó cổng chính nằm bên mặt đường Trần Nhân Tông.

Từ lâu, công viên Thống Nhất được coi là "lá phổi xanh", điểm đến thú vị để dạo chơi, hóng mát cũng như tập thể dục của người dân Thủ đô và du khách. Do đó, khung cảnh xác xơ của công viên giữa siêu bão, khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Từ lâu, công viên Thống Nhất được coi là "lá phổi xanh", điểm đến thú vị để dạo chơi, hóng mát cũng như tập thể dục của người dân Thủ đô và du khách. Do đó, khung cảnh xác xơ của công viên giữa siêu bão, khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Liên quan đến siêu bão Yagi, tại họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 7/9, ông Phạm Đức Luận - Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - cho biết đây là cơn bão rất mạnh, mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ.

Cũng theo ông Phạm Đức Luận, sáng nay (8/9), bão di chuyển, đi sâu vào đất liền, khu vực Hà Nội tiếp tục bị mưa lớn.

Trong khi đó, theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngoài gió mạnh, từ nay đến sáng 9/9, TP Hà Nội mưa vừa, mưa to đến rất to. Thời gian mưa to đến rất to tập trung từ chiều tối 7/9 đến sáng 8/9, khiến nhiều tuyến phố bị ngập lụt.

Trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của siêu bão Yagi, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người…

Theo Lộc Liên (TPO)

Có thể bạn quan tâm