XBB là dòng biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các biến thể phụ XBB của Omicron đang là những biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại Trung Quốc và hiện không có sự thay đổi lớn nào đối với khả năng gây bệnh của những biến thể trên.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Trung Khánh, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Trung Khánh, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 8/5, chuyên gia Trung Quốc cho biết các biến thể phụ XBB của Omicron đang là những biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại nước này và hiện không có sự thay đổi lớn nào đối với khả năng gây bệnh của những biến thể trên.

Nhà nghiên cứu Chen Cao tại Viện Kiểm soát và phòng ngừa bệnh do virus thuộc Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc nêu rõ tỷ lệ nhiễm biến thể phụ XBB tại Trung Quốc đã tăng từ 0,2% vào giữa tháng Hai lên 74,4% vào cuối tháng Tư.

Trong số các ca nhập cảnh, có tới 97,5% số ca ghi nhận vào cuối tháng Tư là nhiễm biến thể phụ XBB, tương tự như xu hướng dịch bệnh hiện nay trên toàn cầu.

Chuyên gia Chen Cao cho hay Trung Quốc đã thiết lập hệ thống giám sát và cảnh báo liên quan COVID-19 tại các bệnh viện và địa điểm quan trọng, các phòng khám, khu xử lý nước thải đô thị, đồng thời khuyến nghị người dân cần duy trì thói quen vệ sinh và ứng phó thận trọng với tình hình dịch bệnh.

Một quan chức y tế hàng đầu của Trung Quốc cảnh báo mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch COVID-19, song virus SARS-CoV-2 gây bệnh vẫn có hại và Trung Quốc sẽ tiếp tục theo dõi cũng như tăng cường tiêm chủng cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Theo hãng tin Reuters của Anh, trả lời phỏng vấn ngày 6/5 trên truyền hình quốc gia CCTV, ông Lương Vạn Niên, người đứng đầu hội đồng chuyên gia phản ứng với COVID-19 thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, nêu rõ việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp không đồng nghĩa dịch bệnh này sẽ biến mất, nhưng đã có thể kiểm soát hiệu quả ảnh hưởng của nó.

Ông cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục theo dõi các đột biến của virus, tăng cường tiêm chủng cho các nhóm có nguy cơ cao, đồng thời tìm cách cải thiện khả năng điều trị COVID-19.

Trước đó, ngày 12/4, Trung Quốc ban hành hướng dẫn mới liên quan đến đại dịch COVID-19, theo đó việc đeo khẩu trang sẽ không còn là quy định bắt buộc đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Hướng dẫn của Cơ chế chung Phòng ngừa và Kiểm soát COVID-19 nêu rõ những trường hợp và tình huống người dân nên đeo khẩu trang hoặc có thể lựa chọn đeo/không đeo khẩu trang.

Theo hướng dẫn này, người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng, trong siêu thị, nhà hát, rạp chiếu phim và những không gian kín tụ tập đông người.

Các cá nhân có quyền tự do quyết định việc đeo hay không đeo khẩu trang ở những khu vực ngoài trời như quảng trường và công viên. Học sinh, sinh viên không bắt buộc phải đeo khẩu trang trong lớp học.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, việc đeo khẩu trang là bắt buộc. Những trường hợp này bao gồm: người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hoặc đang có những triệu chứng liên quan COVID-19, trong thời gian bùng dịch ở địa phương hoặc khi đến các cơ sở y tế và nhà dưỡng lão.

Lần đầu tiên WHO đưa ra mức cảnh báo cao nhất về COVID-19 vào ngày 30/1/2020.

Mức cảnh báo này được hội đồng chuyên gia y tế toàn cầu của WHO duy trì tại các cuộc họp tổ chức 3 tháng một lần kể từ đó đến nay.

Vào tháng 3/2020, WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch khi virus SARS-CoV-2 gây bệnh lây lan mạnh trên toàn thế giới.

Theo dữ liệu của WHO, tỷ lệ tử vong do COVID-19 đã giảm từ mức kỷ lục hơn 100.000 người/tuần trong tháng 1/2021 xuống còn hơn 3.500 người/tuần trong tuần từ ngày 14-21/4 vừa qua.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.