Xã hội hóa y tế: Lợi ích nhiều mặt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bên cạnh hệ thống y tế công lập, những năm gần đây, nhiều bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân được thành lập và đi vào hoạt động giúp người dân có thêm sự lựa chọn khi khám-chữa bệnh (KCB).
Nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh
Toàn tỉnh hiện có 656 cơ sở KCB tư nhân và 830 cơ sở hành nghề dược tư nhân, trong đó có 3 bệnh viện tư nhân với tổng cộng 260 giường bệnh, nhân lực 497 người (có 79 bác sĩ). Để thu hút người dân đến KCB, nhiều cơ sở y tế tư nhân chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y-bác sĩ, qua đó ngày càng khẳng định vị thế, uy tín trong KCB. 
Đến khám bệnh tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai (126 đường Wừu, phường Ia Kring, TP. Pleiku), ông Nguyễn Thìn (thôn 2, xã Chư Á, TP. Pleiku) chia sẻ: “Trên địa bàn tỉnh có các bệnh viện tư nhân chuyên khoa mắt. Nhiều người bạn của tôi đã đến KCB tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai và đánh giá chuyên môn của các y-bác sĩ rất tốt, cung cách phục vụ tận tình, chu đáo. Sau khi khám, bác sĩ cho biết tôi bị đục thủy tinh thể nên sẽ tiến hành phẫu thuật phaco bên mắt trái. Bệnh viện có KCB bảo hiểm y tế nên rất thuận lợi cho người dân”.
Bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai khám mắt cho người dân. Ảnh: Như Ý
Bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai khám mắt cho người dân. Ảnh: Như Ý
Bình quân mỗi ngày, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tiếp nhận thăm khám cho khoảng 100 lượt bệnh nhân. Bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật cao trong KCB về mắt như: phẫu thuật phaco trong điều trị đục thủy tinh thể; phẫu thuật lác, lé… Lâu nay, với những ca bệnh khó về chuyên khoa mắt, bệnh nhân phải vào TP. Hồ Chí Minh hoặc các bệnh viện lân cận để chữa trị. Ngoài tiền chữa trị, người bệnh còn phải gánh chi phí đi lại, ăn ở. Vì vậy, Bệnh viện đã trở thành địa chỉ tin cậy, đáp ứng nhu cầu KCB chuyên khoa mắt cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Thạc sĩ-bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng-Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai-thông tin: Qua 5 năm hoạt động, Bệnh viện đã góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Đặc biệt, mỗi năm, Bệnh viện triển khai 3.000 ca phẫu thuật phaco, góp phần giải phóng mù lòa do đục thủy tinh thể cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh công tác KCB, đơn vị cũng triển khai nhiều chương trình KCB, cấp thuốc miễn phí giúp người dân khó khăn. Qua thăm khám, những trường hợp bị các bệnh lý về mắt nhưng khó khăn chưa có điều kiện chữa trị, Bệnh viện hỗ trợ điều trị, phẫu thuật miễn phí. “Để đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao cho người dân, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị hiện đại và tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng KCB”-Thạc sĩ Phượng nói.
Đa dạng dịch vụ
Mới đây, Phòng khám Đa khoa SYSMED Phù Đổng (2A Phù Đổng, TP. Pleiku) đi vào hoạt động với đầy đủ các chuyên khoa như: nội tim mạch, nội tiết, tiêu hóa; sản; nhi; ngoại; y học cổ truyền; mắt, da liễu; tiêm chủng vắc xin chất lượng cao; phòng xét nghiệm, siêu âm, nội soi, điện tim, X-quang...
Bác sĩ CKI Đào Phú Yên-Phụ trách Phòng khám nội khoa (Phòng khám Đa khoa SYSMED Phù Đổng) cho biết: Phòng khám đi vào hoạt động từ tháng 9-2022 với cơ sở khang trang, trang-thiết bị hiện đại và đội ngũ có kinh nghiệm, chuyên môn đáp ứng nhu cầu KCB cho người dân. Trung bình 1 ngày, Phòng khám tiếp nhận từ 60 đến 80 lượt người đến KCB. Đặc biệt, từ ngày 1-1-2023, Phòng khám triển khai KCB bảo hiểm y tế tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
Ê kíp y, bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai thực hiện phẫu thuật PHACO trong điều trị đục thủy tinh thể cho bệnh nhân. Ảnh bệnh viện cung cấp
Ê kíp y, bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai thực hiện phẫu thuật PHACO trong điều trị đục thủy tinh thể cho bệnh nhân. Ảnh đơn vị cung cấp
Bên cạnh Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai đã tạo được uy tín trong cộng đồng, thời gian tới, trên địa bàn tỉnh sẽ có thêm một bệnh viện đa khoa tư nhân đi vào hoạt động với quy mô 300 giường bệnh, tổng kinh phí đầu tư 450 tỷ đồng do Công ty TNHH Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai làm chủ đầu tư.
Ông Nguyễn Thi-Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai-cho hay: Trong hoạch định chiến lược phát triển, Bệnh viện ưu tiên phát triển các khoa mũi nhọn như: hồi sức cấp cứu; cấp cứu ngoại viện; khám, tầm soát phát hiện sớm ung bướu; điều trị và chăm sóc sức khỏe người già; chuyên sâu điều trị tim mạch; xử trí cấp cứu cho tất cả các trường hợp bệnh nhân đến khi có chỉ định cấp cứu… Dự kiến, quý II-2023, Bệnh viện sẽ đi vào hoạt động.
Nhận xét về hệ thống y tế tư nhân trên địa bàn, ông Lý Minh Thái-Phó Giám đốc Sở Y tế-khẳng định: Song song với hệ thống y tế công lập, y tế tư nhân có vai trò tích cực trong KCB, tham gia các hoạt động phòng-chống dịch và chăm sóc sức khỏe người dân. Hiện toàn tỉnh có  656 cơ sở KCB tư nhân (trong đó, có 14 phòng khám đa khoa và 642 phòng khám chuyên khoa). Thực tế cho thấy, số lượng người bệnh đến các cơ sở y tế tư nhân ngày càng tăng. Nhiều cơ sở khám bệnh làm việc ngoài giờ cả ngày thứ bảy, chủ nhật rất thuận tiện cho bệnh nhân. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 3 bệnh viện tư nhân được đầu tư và trang bị nhiều thiết bị chẩn đoán điều trị khá tốt và uy tín trong Nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động liên doanh liên kết tại các bệnh viện công đã mang lại nhiều kết quả, đáp ứng nhu cầu về đổi mới trang bị kỹ thuật y tế, đặc biệt lnhững trang-thiết bị kỹ thuật cao phục vụ nhu cầu KCB của người dân trong hoàn cảnh kinh phí Nhà nước chưa cung cấp đủ.
NHƯ Ý

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.