WB: Trung Quốc là 'động lực chính' khiến vay nợ toàn cầu tăng 55.000 tỉ USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngân hàng thế giới (WB) vừa phát cảnh báo về tình trạng vay nợ kỷ lục của các nền kinh tế đang phát triển, cho biết đây là mức vay nợ tăng vọt đáng lo ngại trong 8 năm qua.
 
Một nhân viên ngân hàng Trung Quốc đang đếm các đồng nhân dân tệ - Ảnh: AFP
Theo báo Guardian, theo báo cáo của WB, các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDE) trong năm ngoái đã tăng các khoản vay nợ của họ lên mức kỷ lục 55.000 tỉ USD.
WB cảnh báo đây cũng là mức vay nợ "lớn nhất, nhanh nhất và có quy mô ảnh hưởng rộng lớn trong gần 5 thập kỷ".
Theo WB, Trung Quốc là động lực chính dẫn tới tình trạng tăng trưởng mức nợ này. Tổ chức cũng khuyến cáo tại hầu hết các nước trong số 100 quốc gia thuộc phạm vi phân tích, đánh giá của họ có tình trạng các tổ chức công cũng như tư đang ngày càng lệ thuộc hơn vào những khoản vay.
Các phân tích trong báo cáo nghiên cứu có tên Các làn sóng vay nợ toàn cầu đánh giá về 4 giai đoạn tích tụ nợ nần đáng kể từ năm 1970. Báo cáo nhận thấy tỉ lệ vay nợ so với GDP của các nước đang phát triển đã tăng từ 54% lên 168% kể từ khi nợ bắt đầu dồn lại năm 2010.
Tổng nợ vay bao gồm mọi dạng thức nợ, gồm nợ tiêu dùng, nợ doanh nghiệp và nợ chính phủ. Điều này cho thấy áp lực phải trả nợ, chủ yếu cho các ngân hàng và các quỹ đầu tư quốc tế, đã và đang dồn lên mọi thành phần của nền kinh tế.
Trung bình, tỉ lệ vay nợ so với GDP của 100 quốc gia trong phạm vi nghiên cứu của WB đã tăng khoảng 7% mỗi năm, mức tăng nhanh gần gấp 3 lần so với những gì đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng nợ của châu Mỹ Latin vào thập niên 1980.
Bà Ceyla Pazarbaşioğlu, phó chủ tịch phụ trách phát triển bình đẳng, tài chính và các tổ chức của WB, cảnh báo: "Lịch sử đã chứng minh rằng các mức vay nợ lớn tăng vọt thường xảy ra cùng với các cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước đang phát triển, người dân sẽ thiệt hại rất lớn".
"Các nhà hoạch định chính sách cần hành động khẩn trương để củng cố tính ổn định trong vay nợ và giảm nguy cơ rơi vào những cú sốc kinh tế", bà Ceyla Pazarbaşioğlu khuyến cáo.
Cũng theo báo cáo của WB, việc các ngân hàng trung ương đã áp dụng rộng rãi các mức lãi suất thấp kể từ năm 2008 để giải quyết tình trạng lạm phát thấp góp phần giảm bớt nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính "ngay lúc này".
D. Kim Thoa (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Giá USD tăng lên 26.000 đồng

Giá USD tăng lên 26.000 đồng

Các ngân hàng tăng giá USD thêm 30 - 80 đồng trong sáng 14.4, lên lại 26.000 đồng/USD. Trong khi đó giá đồng bạc xanh trên thị trường thế giới giảm sâu xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Công chức Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh hướng dẫn người nộp thuế về thủ tục hành chính. Ảnh: S.C

Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh: Nhanh chóng vận hành ổn định theo mô hình mới

(GLO)- Sau khi được thành lập theo mô hình mới, Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh thuộc Chi cục Thuế khu vực XIV đã nhanh chóng sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế kịp thời, thông suốt.

Quyết tâm hoàn thành công tác kiểm kê đất đai

Quyết tâm hoàn thành công tác kiểm kê đất đai

(GLO)- Lời Tòa soạn: Theo kế hoạch, trước ngày 30-6-2025, Gia Lai sẽ hoàn thành việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024. Xung quanh nội dung này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vũ Ngọc An-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Ứng dụng thuế điện tử (eTax). Ảnh: Internet

Toàn bộ hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

(GLO)- Theo thông tin Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa (Cục Thuế) cho biết, từ 8 giờ ngày 17-3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12-3 đến 8 giờ ngày 17-3) để phục vụ nâng cấp, chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.