Vùng Đông Nam tỉnh được mùa lúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, các huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh đang bước vào chính vụ thu hoạch lúa Đông Xuân. Vụ này, lúa được mùa, năng suất đạt trên 8 tấn/ha, đem đến niềm vui cho bà con nông dân.

Vụ Đông Xuân 2017-2018, nông dân ở vựa lúa Ayun Hạ gieo sạ được hơn 11.000 ha lúa nước (trong đó huyện Phú Thiện có hơn 6.000 ha, huyện Ia Pa hơn 4.000 ha và thị xã Ayun Pa hơn 1.000 ha). Nhờ mưa thuận gió hòa, việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại được chú trọng nên cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, bà con nông dân đang bước vào chính vụ thu hoạch, theo ước tính năng suất lúa đạt hơn 8 tấn/ha.

 

Thu hoạch lúa Đông Xuân trên cánh đồng Phú Thiện. Ảnh: Đ.P
Thu hoạch lúa Đông Xuân trên cánh đồng Phú Thiện. Ảnh: Đ.P

Huyện Phú Thiện là trung tâm của vựa lúa Ayun Hạ. Bước vào vụ Đông Xuân 2017-2018, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn và các hợp tác xã động viên nông dân mở rộng cánh đồng lúa lớn một giống ở 21 cánh đồng với tổng diện tích 780 ha tại tất cả 9 xã, thị trấn, sử dụng bộ lúa giống nguyên chủng hoặc xác nhận của các giống chủ lực gồm: LH12, TBR225, OM4900, Nếp 87, Ma Lâm 48… Đây là các giống lúa kháng bệnh, thân cứng khỏe, chống ngã đổ, năng suất cao, chất lượng tốt, cho hạt gạo thơm ngon, bán được giá. “Nhờ nông dân tuân thủ đúng hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, thực hiện quy trình “3 giảm, 3 tăng” nên năng suất lúa đạt cao, bình quân trên 8 tấn/ha. Hiện tại, bà con đã thu hoạch được khoảng 30% diện tích”-ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện, cho hay.

Tại huyện Ia Pa, theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT Trần Văn Hùng, nhờ chủ động nước tưới nên hơn 4.000 ha lúa Đông Xuân của bà con trong huyện sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, bà con đã thu hoạch được khoảng 80% diện tích lúa, năng suất bình quân ước đạt trên 7 tấn/ha. Trong đó, hơn 1.500 ha lúa thuộc xã Ia Trok và Ia Ma Rơn được tưới nước từ công trình thủy lợi Ayun Hạ có năng suất cao hơn, đạt trên 8 tấn/ha.

Tại thị xã Ayun Pa, dù diện tích lúa nước không nhiều (chỉ trên 1.000 ha), tuy nhiên, nhờ chủ động nước tưới, kết hợp với việc các hợp tác xã triển khai cánh đồng lúa lớn một giống sử dụng giống lúa MT10 và Q5 nên năng suất đạt khá, trung bình trên 8 tấn/ha (lúa Q5 đạt 10 tấn/ha). Ông Nguyễn Đình Long-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lợi (phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa), cho biết: Hợp tác xã quản lý và làm dịch vụ thủy nông cho 160 ha lúa của xã viên. Vụ Đông Xuân này, cánh đồng lúa do Hợp tác xã quản lý đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay, thực sự là động lực để bà con yên tâm sản xuất.

Đến nay, nông dân thị xã Ayun Pa đã thu hoạch được khoảng 40% diện tích lúa Đông Xuân. Giá lúa năm nay cũng ở mức cao. Hiện tư thương đang thu mua lúa hạt dài với giá 6.000 đồng/kg, lúa hạt tròn 5.800 đồng/kg. Với năng suất bình quân đạt trên 8 tấn/ha, nông dân thu lời trung bình 20 triệu đồng/ha.

Để hỗ trợ tối đa cho nông dân, các huyện Phú Thiện và Ia Pa đã khuyến khích một số hợp tác xã nông nghiệp tổ chức thu mua, tiêu thụ lúa cho nông dân. “Hợp tác xã hợp đồng với các công ty sản xuất lúa giống để thu mua, tiêu thụ sản phẩm lúa cho nông dân với giá cao hơn giá của tư thương. Chúng tôi cũng cam kết ưu tiên thu mua lúa ở cánh đồng lớn một giống nhằm hỗ trợ bà con nông  dân”-ông Phạm Ngọc Nghĩa-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện), cho hay.

Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null