Vụ án Vạn Thịnh Phát: 5 thủ đoạn rút tiền từ SCB của bà Trương Mỹ Lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03), để chiếm đoạt số tiền hàng trăm ngàn tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Vạn Thịnh Phát) đã sử dụng 5 phương thức chính.
Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc thâu tóm hàng loạt ngân hàng

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc thâu tóm hàng loạt ngân hàng

C03 kết luận, để rút khoản tiền lớn từ SCB, bà Trương Mỹ Lan sử dụng các thủ đoạn thành lập/sử dụng hàng ngàn pháp nhân “ma” thông qua việc nhờ hoặc thuê hàng ngàn cá nhân đứng tên khách hàng vay vốn; lập các phương án vay vốn khống; đưa tài sản đảm bảo không đủ pháp lý, không đủ điều kiện để thế chấp, nâng khống giá trị, thông đồng với đơn vị định giá để hợp thức giá trị; tự lập ra các thủ tục thẩm định, phê duyệt các khoản vay như một hồ sơ vay vốn thông thường để hợp thức hóa và sau khi tiền được chuyển vào tài khoản, bà Lan sử dụng pháp nhân “ma”, nhờ hàng ngàn cá nhân mở tài khoản để chuyển lòng vòng rồi chuyển tiền ra khỏi SCB, sau đó rút tiền mặt, cắt đứt dòng tiền và chiếm đoạt.


Số tiền nhận hối lộ trên 5 triệu USD

Chiều 22-11, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Tại cuộc thông báo, liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tất cả thành viên đoàn thanh tra liên ngành thời điểm thanh tra đã nhận tiền, quà và lợi ích vật chất từ SCB, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên khẳng định, với số tiền nhận hối lộ trên 5 triệu USD, đây là vụ nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay.

Liên quan đến việc xét xử một số người đang bỏ trốn, bị truy nã trong vụ án Vạn Thịnh Phát, ông Nguyễn Văn Yên cho hay, chủ trương xử lý đối tượng bỏ trốn truy nã đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo nhất quán. Pháp luật Việt Nam đã có quy định. Với các đối tượng là người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, có đủ căn cứ chứng minh rằng đã phạm tội, đủ căn cứ điều kiện để đưa ra xét xử, sẽ tiếp tục quyết định xét xử vắng mặt.

TRẦN BÌNH

Trong quá trình chiếm đoạt tiền, có một người đóng vai trò “cánh tay phải” của bà Trương Mỹ Lan, là ông Hồ Bửu Phương, cựu Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Phương được bà Lan chỉ đạo phối hợp với văn phòng tập đoàn và các cá nhân phụ trách nhóm của bà Lan lên phương án rút tiền từ SCB. Với thủ đoạn bằng cách tạo lập hợp đồng hứa mua, hứa bán cổ phần giữa các công ty thụ hưởng do SCB giải ngân (từ 50 tỷ đồng trở lên) và các cá nhân được thuê đứng tên sở hữu cổ phần công ty khác thuộc tập đoàn, làm căn cứ để các công ty chuyển tiền cho cá nhân rồi rút tiền mặt, cắt đứt dòng tiền để bà Lan sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Tại một số cuộc họp, thậm chí trong các bữa cơm trưa, cơm tối, bà Lan nhiều lần chỉ đạo Phương phối hợp với văn phòng để tiếp tục tạo lập các hợp đồng hứa mua, bán để rút tiền từ SCB. Trong khoảng hơn 2 năm, với thủ đoạn trên, đã rút tiền mặt qua 277 khoản vay của 118 công ty với tổng số tiền hơn 190.000 tỷ đồng. Việc giúp bà Lan và nhóm người của bà Lan chiếm đoạt tiền của SCB, Phương bị đề nghị truy tố tội tham ô tài sản.

Bị can Hồ Bửu Phương, phụ trách tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Bị can Hồ Bửu Phương, phụ trách tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Quá trình điều tra, C03 làm rõ, việc rút tiền mặt chủ yếu được thực hiện ở SCB chi nhánh Sài Gòn theo quy trình khi cần sử dụng ngay một số tiền mặt, Trương Mỹ Lan chỉ đạo cấp dưới là Bùi Văn Dũng đến SCB chi nhánh Sài Gòn để nhận tiền. Các cá nhân dưới quyền bà Lan sau đó sẽ lập phiếu chi và các thủ tục hoàn tất nghiệp vụ rút tiền mặt. Một bộ phận khác sẽ hẹn các cá nhân, pháp nhân “ma” để đến SCB ký chứng từ rút tiền. Nhận được tiền, Dũng vận chuyển tiền về nhà cho bà Lan trên đường Pasteur, quận 3, TPHCM; có lần Dũng nhận tiền và vận chuyển tiền đến trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TPHCM hoặc chuyển tiền trực tiếp cho các cá nhân do bà Lan chỉ đạo.

Kết quả điều tra tới nay, C03 xác định, thời gian từ 26-2-2019 đến 12-9-2022, ông Bùi Văn Dũng và trợ lý của bà Lan là Trần Thị Hoàng Uyên đã vận chuyển tiền từ SCB về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoặc về nhà bà Lan, hoặc giao cho các cá nhân theo chỉ đạo của bà Lan khoảng hơn 108.000 tỷ đồng và 14,7 triệu USD.

Hiện nay, C03 đã ủy thác điều tra về việc xác minh ghi lời khai đối với 1.165 người đứng tên pháp nhân, cá nhân ký hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản ký hồ sơ thế chấp, đứng tên ký rút nộp tiền liên quan những khoản vay tại SCB thuộc diện điều tra tại 39 tỉnh, thành phố. Kết quả ủy thác ghi lời khai xác định, những người được ghi lời khai đều khai nhận được nhờ đứng tên ký hồ sơ theo yêu cầu, không biết gì về việc vay vốn tại SCB

Có thể bạn quan tâm

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

(GLO)- Ngày 12-12, ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê cho biết: Ban đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng về việc 1 cá nhân tự ý đào xới, san ủi đất thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị này ở 4 vị trí của tiểu khu 1049, xã Ayun, huyện Chư Sê với diện tích hơn 5 ha.