Vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh sau thương chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàn Quốc vẫn đứng đầu vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2019. 
 
Một dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam gần đây. Ảnh: CTV
 Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tính đến ngày 20.12.2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 38,02 tỉ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. 
Trong năm 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân 20,38 tỉ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ.
Hàn Quốc vươn lên trở lại dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,92 tỉ USD trong năm 2019 và Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7,87 tỉ USD (trong đó, có 3,85 tỉ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội). Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,5 tỉ USD, tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc,...
Cơ quan quản lý cũng nhận định, đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Cụ thể, vốn FDI từ Trung Quốc tăng gần 1,65 lần, từ Hồng Kông tăng 2,4 lần so với năm 2018.
Mặc dù vốn thực hiện của khu vực FDI năm 2019 tăng so với cùng kỳ nhưng có thể thấy rằng mức tăng đã suy giảm so với năm 2017 và 2018 (năm 2017 vốn thực hiện tăng 10,7% so với năm 2016, năm 2018 vốn thực hiện tăng 9,1% so với năm 2017).
Bên cạnh đó, quy mô vốn đăng ký bình quân của dự án mới giảm từ 5,9 triệu USD năm 2018 xuống còn 4,3 triệu USD năm 2019. Tương tự, quy mô điều chỉnh mở rộng vốn của các dự án nhỏ (bình quân 4,2 triệu USD/lượt điều chỉnh, nhỏ hơn mức bình quân của năm 2018 là 6,5 triệu USD/lượt điều chỉnh) và không có dự án tăng vốn lớn như trong năm 2018.
Đáng chú ý, lượng vốn góp, mua cổ phần đạt 15,47 tỉ USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2018. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn FDI. Cụ thể, năm 2017 đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký, năm 2018 chiếm 27,9% tổng vốn đăng ký và năm 2019 chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký. Các nhà đầu tư ngoại tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 45,8% tổng giá trị và kinh doanh bất động sản với 17,8% tổng giá trị .
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,88 tỉ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ,…
Tính lũy kế đến nay, cả nước có 30.827 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 362,58 tỉ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt 211,78 tỉ USD, bằng 58,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Mai Phương (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Công chức Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh hướng dẫn người nộp thuế về thủ tục hành chính. Ảnh: S.C

Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh: Nhanh chóng vận hành ổn định theo mô hình mới

(GLO)- Sau khi được thành lập theo mô hình mới, Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh thuộc Chi cục Thuế khu vực XIV đã nhanh chóng sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế kịp thời, thông suốt.

Gia Lai đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo tăng trưởng năm 2025 đạt 8,06% trở lên

Gia Lai đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo tăng trưởng năm 2025 đạt 8,06% trở lên

(GLO)- Ngày 29-3, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung đã ký ban hành Kế hoạch số 758/KH-UBND về triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 của tỉnh Gia Lai đạt 8,06% trở lên.

Ứng dụng thuế điện tử (eTax). Ảnh: Internet

Toàn bộ hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

(GLO)- Theo thông tin Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa (Cục Thuế) cho biết, từ 8 giờ ngày 17-3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12-3 đến 8 giờ ngày 17-3) để phục vụ nâng cấp, chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.

Theo công bố của Cục Thuế tỉnh Gia Lai, có 83.053 hóa đơn điện tử đủ điều kiện tham gia kỳ lựa chọn "Hóa đơn may mắn" quý III năm 2024. Ảnh: Sơn Ca

Gia Lai có 334 người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (trước đây) về việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai có 334 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.