Việt Nam vào top 20 nền kinh tế đóng góp tăng trưởng toàn cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Việt Nam có tên trong danh sách 20 nền kinh tế đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng toàn cầu năm 2019. (Ảnh: Shutterstock)
Số liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, Việt Nam dự kiến sẽ nằm trong top 20 nền kinh tế đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm nay.
Hãng tin Bloomberg mới đây đã phân tích số liệu từ IMF để đưa ra thống kê về 20 nền kinh tế được dự báo sẽ đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng toàn cầu năm 2019. Trong danh sách này có tên Việt Nam, trong đó mức đóng góp của Việt Nam tương đương với các nền kinh tế Malaysia, Thái-lan và Canada.
Được điều chỉnh theo sức mua tương đương, dữ liệu của IMF cho thấy, nhóm 20 quốc gia này sẽ đóng góp lên tới 85,8% tăng trưởng GDP toàn cầu cho năm nay. Trung Quốc hiện đứng thứ nhất với mức đóng góp 32,7%, xếp thứ hai là Mỹ với tỷ lệ đóng góp 13,8%, theo sau lần lượt là Ấn Độ (13,5%), Indonesia (3,9%), Nhật Bản (2,4%), Nga (2%)…
 
20 nền kinh tế đóng góp cho tăng trưởng toàn cầu năm 2019. (Nguồn: Bloomberg phân tích dữ liệu từ IMF)
Tuy nhiên, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới năm 2019 vừa được công bố cách đây một tuần, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống chỉ còn 3% cho năm 2019, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ. Theo IMF, tăng trưởng toàn cầu chậm lại dự kiến sẽ ảnh hưởng tới 90% nền kinh tế trên toàn thế giới.
Số liệu của IMF cũng cho thấy, kinh tế toàn cầu vốn đang chứng kiến những căng thẳng cản trở thương mại quốc tế kèm bất ổn gia tăng sẽ tăng trưởng chậm lại trong nửa thập kỷ tới, thể hiện ở sự giảm tốc của một loạt các nền kinh tế chủ chốt.
Đáng chú ý, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt mặt Mỹ để vươn lên số hai trong danh sách đóng góp cho động lực tăng trưởng toàn cầu trong năm năm tới, với tỷ lệ đóng góp dự kiến tăng từ 13,5% lên 15,5%, đẩy nền kinh tế xứ Cờ hoa xuống thứ ba, giảm từ 13,8% xuống còn 9,2% vào năm 2024.
Indonesia vẫn duy trì vị trí thứ tư, với mức đóng góp tăng trưởng 3,7% vào năm 2024, giảm nhẹ so với 3,9% vào năm 2019. Còn đối với Anh, bối cảnh Brexit dự báo sẽ khiến nền kinh tế này tụt hạng từ vị trí thứ chín năm nay xuống thứ 13 năm năm tới.
Mức đóng góp tăng trưởng GDP thế giới của Nga dự kiến sẽ giữ nguyên ở mức 2% sau năm năm nữa, nhưng nước này có thể sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nước đóng góp tăng trưởng lớn thứ năm, còn nền kinh tế xứ Mặt trời mọc sẽ rơi xuống vị trí thứ chín vào năm 2024.
Ngoài ra, IMF cũng dự báo, một số gương mặt mới sẽ có tên trong danh sách 20 nền kinh tế hàng đầu có đóng góp tích cực vào tăng trưởng toàn cầu trong năm năm tới, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Pakistan và A-rập Xê-út.
Trung Hưng (NDĐT/Theo Bloomberg)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.

null