Việt Nam tham gia hệ thống ứng phó đại dịch của WHO

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền nhiễm.

Trung tâm đặt tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội).

Theo GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, trung tâm sẽ là một bộ phận trong hệ thống hợp tác quốc tế nhằm triển khai, thực hiện các chương trình y tế toàn cầu dưới sự hướng dẫn của WHO. Trung tâm thực hiện các chương trình liên quan đến giám sát, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của WHO với các nhiệm vụ: cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường giám sát dựa trên sự kiện tại bệnh viện nhằm ứng phó các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi; phát triển đào tạo để tăng cường năng lực về lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm (bao gồm cả Covid-19) cho nhân viên y tế trong nước và khu vực…

GS-TS Trần Văn Thuấn và TS Saia Ma'u Piukala (giữa) tại buổi khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền nhiễm tại VN. Ảnh BVCC

GS-TS Trần Văn Thuấn và TS Saia Ma'u Piukala (giữa) tại buổi khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền nhiễm tại VN. Ảnh BVCC

Với sự hỗ trợ chặt chẽ của WHO, y tế VN sẽ tăng cường các biện pháp chuẩn bị và ứng phó với đại dịch trong tương lai trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm từ những đại dịch trước đây. Là đơn vị trực tiếp vận hành trung tâm, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư là mắt xích trong hệ thống phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại VN. Từ nhiều năm qua, WHO đã hỗ trợ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư về chuyên môn kỹ thuật, mở rộng hợp tác, tăng cường phòng chống các dịch bệnh mới nổi và tái nổi.

Theo TS Saia Ma'u Piukala, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, 4 năm qua, VN đã khẳng định năng lực mạnh mẽ trong quản lý lâm sàng và thành công lớn trong ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư là hình mẫu về phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống y tế công cộng, đảm bảo sự sẵn sàng cũng như ứng phó kịp thời và phối hợp trước các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng. Do đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư được lựa chọn là Trung tâm hợp tác về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền nhiễm của WHO. Hợp tác này giúp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư thêm cơ hội mở rộng trao đổi thông tin và phát triển kỹ thuật với các tổ chức quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên ngành.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.