Việt Nam tăng 14 bậc về môi trường kinh doanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo Khảo sát Môi trường Kinh doanh toàn cầu - Doing Business 2018. Trong 190 quốc gia được đánh giá, Việt Nam đứng vị trí thứ 68, tăng so với hạng 82 năm ngoái.

Trong khảo sát năm nay, WB đánh giá các nền kinh tế dựa trên 10 tiêu chí, gồm Thành lập doanh nghiệp, Xin giấy phép xây dựng, Nộp thuế, Tiếp cận điện năng, Bảo vệ lợi ích nhà đầu tư thiểu số, Giao thương quốc tế, Thực thi hợp đồng, Đăng ký tài sản, Vay vốn và Xử lý khi mất khả năng thanh toán.

 

Việt Nam xếp thứ 69 trên thế giới về môi trường kinh doanh.
Việt Nam xếp thứ 69 trên thế giới về môi trường kinh doanh.

Với Việt Nam, những lĩnh vực được đánh giá có cải tổ, giúp việc kinh doanh dễ dàng hơn là Tiếp cận điện năng, Vay vốn, Nộp thuế, Giao thương quốc tế và Thực thi hợp đồng. 10 lĩnh vực của Việt Nam có thứ hạng trong khoảng 20-129. Được đánh giá cao nhất vẫn là Xin giấy phép Xây dựng (xếp thứ 20), và thấp nhất là Xử lý khi mất khả năng thanh toán (129).

Với đối tượng tiêu chuẩn là một công ty TNHH tại TP. HCM, WB chỉ ra tổng số thủ tục hành chính công ty này phải thực hiện (để thành lập và vận hành) là 10. Với tiêu chí được đánh giá cao nhất - Xin giấy phép xây dựng, số thủ tục cần hoàn thành cũng tương tự.

Năm nay, Việt Nam có 5 cải cách. Nếu tính trong vòng 15 năm qua, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia thực hiện nhiều cải cách nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, với 39 mỗi nước.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nằm ở khoảng giữa. Xếp trên là Singapore (2), Malaysia (24) và Thái Lan (26).

Đứng vị trí số một năm nay vẫn là New Zealand. Theo sau là Đan Mạch, Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Các nền kinh tế mới nổi, như Trung Quốc hay Ấn Độ đều thăng hạng

Báo cáo của WB đánh giá các nền kinh tế trên thế giới đều đang thực hiện các cải tổ để giúp việc kinh doanh đơn giản hơn. Tuy nhiên, châu Âu và Trung Á sẽ tiếp tục là khu vực có tỷ lệ các nước cải tổ nhiều nhất. Theo thống kê của WB, 190 nền kinh tế đã thực hiện 264 cải tổ trong một năm qua, chủ yếu tập trung giảm tính phức tạp và chi phí hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp và vay vốn.

Hà Thu/VNE

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

null