Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cử đoàn công tác hỗ trợ Gia Lai phòng-chống dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 30-1, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã cử đoàn công tác do Thạc sĩ Phạm Ngọc Thanh-Phụ trách Khoa Kiểm soát bệnh tật (Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên) làm trưởng đoàn đến Gia Lai hỗ trợ tỉnh trong công tác phòng-chống dịch Covid-19.
Làm việc với đoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đã thông báo sơ bộ tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Theo đó, đến 17 giờ ngày 30-1, Gia Lai đã ghi nhận 5 trường hợp có mẫu xét nghiệm dương tính lần 1 với SARS-CoV-2 tại huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã có Công điện khẩn số 04/CĐ-UBND, trong đó chỉ đạo thực hiện phong tỏa toàn bộ huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa.
Trong chiều 30-1, ngành chức năng đã tiến hành khử khuẩn môi trường tại 2 địa phương trên và triển khai các biện pháp cấp bách phòng-chống dịch, đồng thời có thông cáo báo chí để khẩn trương truy vết, khoanh vùng, dập dịch.  
Quang cảnh buổi làm việc với đoàn công tác Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Ảnh: Như Nguyện
Quang cảnh buổi làm việc của Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai với đoàn công tác Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Ảnh: Như Nguyện
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch đề nghị đoàn công tác hỗ trợ Gia Lai trong công tác truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm cũng như có những hướng dẫn cần thiết trong công tác phòng-chống dịch. Hiện nay, năng lực xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai từ 250 đến 300 mẫu/ngày, trong khi đó nhu cầu lấy mẫu xét nghiệm sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Vì vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên hỗ trợ Gia Lai trong công tác lấy mẫu xét nghiệm. Gia Lai là tỉnh đầu tiên trong khu vực Tây Nguyên có dịch lây lan trong cộng đồng, chủng mới, lây lan nhanh, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên rất cần sự hỗ trợ của tuyến trên trong phòng-chống dịch.
Theo đoàn công tác, hiện nay, Gia Lai xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng, có thời gian dài, lịch trình dày đặc nên hết sức phức tạp. Vì vậy, tỉnh cần khẩn cấp tăng cường truy vết và huy động thêm lực lượng làm công tác này để truy vết hết F1, sau đó đến F2, F3 và phải truy vết cho bằng hết; thực hiện trình tự lấy mẫu xét nghiệm hết F1, sau đó mới đến F2, F3. Với tốc độ lây lan nhanh như hiện nay thì công tác truy vết cần phải đi trước. Đoàn công tác cam kết sẽ có sự hỗ trợ cho Gia Lai, chung tay phòng-chống dịch.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm, được ví như "thần dược" giúp điều trị tiểu đường, dị ứng, mụn nhọt, bảo vệ gan và hệ tiêu hóa.

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

(GLO)- Gia Lai có khoảng 2.000 nhân viên y tế thôn bản. Đây là “cánh tay nối dài” hỗ trợ ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng-chống dịch bệnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

(GLO)- Chiều 3-5, Hội đồng tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quý Tường-Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn làm trưởng đoàn đã có buổi tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.