Vì sao uống đủ nước có thể ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể ở bất kỳ phần nào của đường tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nặng: viêm thận, suy thận, nhiễm khuẩn huyết.
Cần uống nhiều nước để phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu - Shutterstock
Cần uống nhiều nước để phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu - Shutterstock
Đau vùng hông lưng có thể là triệu chứng
TS Nguyễn Thế Cường, Trưởng khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức (Hà Nội), cho biết nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu của nữ cao hơn nam giới. Những người mắc bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu có thể gặp các biểu hiện như: sốt cao, rét run từng cơn, môi khô, lưỡi bẩn.
Ngoài ra, người bệnh có triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần hoặc cảm giác còn nước tiểu trong bàng quang dù mới đi tiểu xong; cảm giác nóng rát khi đi tiểu; tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu lẫn máu hay nặng mùi; cảm giác đau hạ vị hoặc đau vùng hông lưng.
‘‘Tuy nhiên, có trường hợp người bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có triệu chứng cụ thể, chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe tổng quát và làm xét nghiệm nước tiểu’’, TS Nguyễn Thế Cường nói thêm.
Ở điều kiện thông thường, nước tiểu hoàn toàn vô trùng. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu (được phát hiện qua xét nghiệm) là bằng chứng của bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu. Mặc dù phần lớn là nhiễm khuẩn ở bàng quang và niệu đạo nhưng tình trạng này có thể lan lên thận và gây nhiều biến chứng nặng.
Nguy cơ suy thận, vô sinh
TS Nguyễn Thế Cường lưu ý, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: hoại tử nhú thận gây tắc nghẽn hoặc suy giảm chức năng thận kéo dài, có thể gây suy thận vĩnh viễn hoặc phải cắt bỏ thận; nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, tử vong.
Ở nam giới, nhiễm khuẩn tiết niệu gây áp xe tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh làm bít tắc ống dẫn tinh, tăng nguy cơ gây vô sinh.
Ở phụ nữ có thai, có nguy cơ gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai… tăng nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non.
Uống nhiều nước để phòng bệnh
Theo TS Cường, nhiễm khuẩn tiết niệu có thể phòng ngừa và chữa trị nếu người bệnh phát hiện sớm dấu hiệu và chủ động đi khám để điều trị. Bệnh được điều trị bằng kháng sinh (đường uống hoặc tĩnh mạch) tùy mức độ theo chỉ định bác sĩ, can thiệp phẫu thuật khi có chỉ định.
Để phòng ngừa bệnh, người dân nên duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý: uống đủ nước, mỗi ngày 2 - 2,5 lít giúp thận bài tiết nước tiểu, giúp tăng tống vi trùng ra ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng; giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục tiết niệu. Nữ giới cần vệ sinh sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt.
Bác sĩ lưu ý những người từng bị hoặc đang bị sỏi thận tiết niệu phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng tiết niệu nhằm điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định. Khi nhiễm khuẩn tiết niệu, phải điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu, phòng ngừa tái diễn. Tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Nhiễm khuẩn tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn sinh trưởng và phát triển trong đường tiểu. Vi khuẩn có thể phát triển ở bất cứ đâu trong đường tiểu, nhưng thông thường xuất hiện trong bàng quang. Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới vì phụ nữ có niệu đạo ngắn, dễ dàng hơn cho vi khuẩn xâm nhập đi đến bàng quang.
Theo Nam Sơn (ThanhNiên)

Có thể bạn quan tâm

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

(GLO)- Với máy móc hiện đại, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, đội ngũ y tế ân cần, chuyên nghiệp nên nhiều người dân đã lựa chọn nội soi dạ dày-nội soi đại tràng tại Phòng khám đa khoa SYSMED Phù Đổng (02A Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) giúp tầm soát sớm các bệnh lý tiêu hóa và điều trị hiệu quả.

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol