Vì sao đỏ mắt có thể là bệnh nguy hiểm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đỏ mắt thường gặp ở bệnh nhân hậu Covid-19, trong đó 89% do viêm kết mạc. Bệnh nhân cần được khám chuyên khoa mắt, vì nhiều bệnh lý mắt khác nguy hiểm cũng có cùng biểu hiện.

Sáng nay 14.5, Trung tâm Mắt kỹ thuật cao (Trung tâm Mắt) Bệnh viện Đông Đô chính thức tiếp nhận chuyển giao công nghệ Femto LDV Z8 (hệ thống laser di động của Thuỵ Sĩ) trong phẫu thuật mắt.

Đây là kỹ thuật tiên tiến ứng dụng trong phẫu thuật khúc xạ; phẫu thuật giác mạc, đục thủy tinh thể...

Thiết bị sử dụng kích thước điểm bắn laser rất nhỏ và xung laser năng lượng cực thấp,... không gây ảnh hưởng mô lành xung quanh; giúp bệnh nhân dễ phục hồi vết thương sau phẫu thuật, thị lực phục hồi nhanh hơn.

 

Thiết bị phẫu thuật mắt có xung laser năng lượng rất thấp giúp bệnh nhân dễ phục hồi sau phẫu thuật, thị lực phục hồi nhanh hơn. Ảnh: Thúy Anh
Thiết bị phẫu thuật mắt có xung laser năng lượng rất thấp giúp bệnh nhân dễ phục hồi sau phẫu thuật, thị lực phục hồi nhanh hơn. Ảnh: Thúy Anh


Tại họp báo sau buổi lễ, các bác sĩ nhãn khoa chia sẻ quá trình khám, điều trị và tư vấn đã ghi nhận phản ánh từ các F0, hậu Covid-19, cho biết ở họ xảy ra hiện tượng đỏ mắt, đau nhức mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt, bệnh về mắt...

Với người lớn, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm, thậm chí có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Theo chuyên gia nhãn khoa của Trung tâm Mắt, Bệnh viện Đông Đô, đỏ mắt là một biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân hậu Covid-19, trong đó 89% là viêm kết mạc.

Tuy nhiên, bệnh nhân phải được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa mắt, vì còn nhiều bệnh lý mắt khác nguy hiểm hơn cũng có cùng biểu hiện đỏ mắt, ví dụ như viêm màng bồ đào, viêm thượng củng mạc, viêm củng mạc, viêm tổ chức hốc mắt... nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ mất thị lực vĩnh viễn.

Một số nghiên cứu cho thấy nhiễm Covid-19 có thể làm biến đổi tình trạng các vi mạch võng mạc theo chiều hướng xấu đi. Nếu bệnh nhân Covid-19 hoặc hậu Covid-19 có biểu hiện mờ mắt, phải đi khám ngay, vì nếu mắc bệnh vi mạch võng mạc rất khó điều trị.

Hội chứng thị giác màn hình

Các bác sĩ cũng lưu ý trong số các trẻ em được đến khám mắt, khai thác bệnh sử cho thấy các bé nghỉ học dài ngày ở nhà do dịch, thường xuyên sử dụng điện thoại chơi game. Việc tiếp xúc với các thiết bị máy tính dẫn đến mắc phải hội chứng thị giác màn hình.

Đây là bệnh lý về mắt nghiêm trọng dễ mắc phải hiện nay khi tỷ lệ người sử dụng máy tính, điện thoại ngày càng tăng nhanh, phổ biến nhất là những người làm việc văn phòng và phải tiếp xúc với màn hình máy tính ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.

Một số biểu hiện đầu tiên của hội chứng thị giác màn hình đó là nhìn mờ, khô mắt, nhức đầu, nhìn đôi, đau vai, cổ gáy. Hội chứng thị giác màn hình nếu để lâu không khắc phục mắt sẽ có nguy cơ biến chuyển thành các bệnh lý nguy hiểm.

Các gia đình nên tạo điều kiện cho trẻ vui chơi vận động bên ngoài, được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên; giảm thời gian đọc, xem trên máy tính, thiết bị điện tử, việc này giúp trẻ giảm nguy cơ mắc cận thị và một số bệnh lý về mắt, giảm mức tăng độ cận.

Theo LIÊN CHÂU (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.