Ủy ban Dân tộc trả lời kiến nghị của cử tri

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban Dân tộc trả lời kiến nghị của cử tri liên quan kinh phí hỗ trợ các hộ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn thuộc Tiểu dự án 1-Dự án 9.

Kiến nghị:

Đối với Tiểu dự án 1-Dự án 9 (đầu tư phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 quy định: “Đối với các hộ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn: Hỗ trợ đầu tư có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng chăn nuôi, phát triển sản xuất thông qua vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi đặc biệt”: Tỉnh Gia Lai được Trung ương phân bổ giai đoạn 2021-2025 là 234,861 tỷ đồng (nguồn vốn sự nghiệp), trong đó năm 2022 tỉnh được phân bổ 23,463 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này đến nay chưa thực hiện được vì chưa có cơ chế ủy thác nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương qua Ngân hàng Chính sách Xã hội. Mặt khác, hộ nghèo đang được vay theo kênh tín dụng Ngân hàng Chính sách Xã hội với định mức 100 triệu đồng/hộ. Do đó, khả năng giải ngân nguồn vốn vay tín dụng của Tiểu dự án này sẽ không cao. Đề nghị cho phép sử dụng nguồn kinh phí này hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế trực tiếp cho hộ nghèo các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Trả lời:

Tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 quy định: “Đối với các hộ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn: Hỗ trợ đầu tư có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng chăn nuôi, phát triển sản xuất thông qua vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi đặc biệt”. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này đến nay chưa thực hiện được vì chưa có cơ chế ủy thác nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương qua Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Theo Thông báo số 343/TB-VPCP ngày 1-11-2022 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại cuộc họp với các bộ, ngành để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ủy ban Dân tộc được giao nhiệm vụ “chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan để hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện theo đúng phân cấp, thẩm quyền và quy định của pháp luật về tín dụng, ngân sách nhà nước, đầu tư công; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”.

Ngày 24-11-2022, Ủy ban Dân tộc đã có Công văn số 2037/CV-UBDT gửi xin ý kiến các bộ, ngành và địa phương về nội dung trên. Sau khi tổng hợp đầy đủ ý kiến của các địa phương và bộ, ngành, Ủy ban Dân tộc sẽ có văn bản báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

Kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan theo lĩnh vực phụ trách sớm tổ chức tập huấn, hướng dẫn việc triển khai thực hiện các dự án, công tác thu thập số liệu, tổng hợp thông tin, báo cáo đánh giá thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để địa phương triển khai thực hiện.

Trả lời:

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; với vai trò là cơ quan thường trực chương trình, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26-5-2022 quy định quy trình giám sát đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 và Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30-6-2022 về hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Ngoài ra, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của chương trình. Trên cơ sở các thông tư và văn bản hướng dẫn, các địa phương làm căn cứ xây dựng ban hành Nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND phê duyệt kế hoạch, nội dung tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của tiểu dự án, dự án của chương trình đã được phân bổ nguồn kinh phí cho cả giai đoạn 2021-2025.

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19-4-2022 của Chính phủ, năm 2023 là năm đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ủy ban Dân tộc đã xây dựng kế hoạch, kinh phí và đôn đốc các bộ ngành liên quan để sớm tổ chức tập huấn, hội thảo đánh giá các nội dung của Chương trình cho các địa phương để triển khai thực hiện và làm cơ sở để tổng hợp thông tin, báo cáo đánh giá thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Dự kiến triển khai hướng dẫn cho các địa phương vào quý I, quý II năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null