Uống nước trước giờ ngủ như thế nào cho người khỏe, dáng xinh?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chúng ta tin rằng uống nước trước giờ ngủ có muôn vàn lợi ích. Nhưng không phải có uống là có lợi như mong đợi. Để nước phát huy hiệu quả và không gây hại cho cơ thể, bạn cần biết những điều sau đây.

 
Uống nước cũng phải có “kỹ thuật” mới tốt- Ảnh Shutterstock
Uống nước cũng phải có “kỹ thuật” mới tốt- Ảnh Shutterstock




Tránh uống nước ngay trước khi ngủ

Uống nước quá gần giờ ngủ có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và tác động tiêu cực đến sức khỏe của tim. Tránh uống nước hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác ít nhất 2 giờ trước khi ngủ. Cơ thể chúng ta là khác nhau, vì vậy thời điểm thích hợp để uống nước sẽ khác nhau. Nếu bị tiểu đêm, hãy cố gắng dừng uống nước sớm hơn trong ngày. Làm phiền giấc ngủ là không tốt rồi, đừng cố đấm ăn xôi, theo Sleepadvisor.

Ai phải cẩn thận khi uống nước ban đêm?

Thận của chúng ta làm việc chậm hơn vào ban đêm so với ban ngày. Đó là lý do tại sao một số người bị sưng mặt và chân tay vào buổi sáng. Uống nước có thể làm tăng các triệu chứng này. Nếu thấy bản thân như vậy, cần xem lại thời gian và lượng nước uống.

Đặc biệt, một số người mắc bệnh tiểu đêm và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đêm (béo phì, tim, tiểu đường, trầm cảm, phì đại tuyến tiền liệt lành tính, bàng quang hoạt động quá mức…) thì cẩn trọng khi uống nước trước giờ ngủ.

Không uống nước quá nhanh

Việc khát và uống một lượng nước thật lớn trong thời gian ngắn nhất là bản năng. Nhưng chúng ta hãy hoãn cái sự sung sướng này lại bởi như thế, cơ thể nhận quá nhiều nước một lúc và sẽ “cho ra” nhanh hơn.


Cách tốt nhất và hiệu quả nhất để uống nước là ngồi uống từng ngụm nhỏ. Hãy coi uống nước như ăn một bữa ăn. Điều này cho phép cơ thể bạn xử lý nước tối ưu và khiến bạn ít khát hơn.

Để ý cân nặng

Uống nước ban đêm có thể hỗ trợ giảm cân nhưng cũng có khi tác dụng ngược. Nếu uống quá nhiều, cơ thể có thể sẽ giữ nước thay vì “trục xuất” nó. Không còn nơi nào để đi, nước sẽ tạo ra hiệu quả chính xác như tăng cân bình thường. Do vậy, chỉ nên dùng lượng vừa phải, cân đối ngày đêm chứ không phải cố uống thật nhiều, theo TNM.

Tránh nước chứa chất làm ngọt nhân tạo

Lời khuyên này sẽ có ích cho những người đang cố gắng giảm cân. Chất ngọt nhân tạo tăng cường sự thèm ăn và có thể dẫn đến tăng cân, theo Brightside.

Uống bao nhiêu nước là đủ?

Bạn phải uống đủ nước trong suốt cả ngày để tránh mất nước và ngăn ngừa lượng nước dư thừa vào ban đêm. Uống 8 ly nước/ngày (64 ounce, khoảng gần 2 lít nước/ngày) là mục tiêu hữu ích, nhưng con số đó có thể thay đổi từ người này sang người khác. Bạn cần uống nhiều nước hơn tùy thuộc vào mức độ hoạt động, thời tiết hoặc nếu bạn có thai.

Do đó, uống bao nhiêu nước trước giờ ngủ sẽ phụ thuộc vào lượng nước cơ thể bạn cần. Cứ không còn khát, không tiểu đêm nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ là ổn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu uống nước trước khi ngủ khiến bạn gặp phải các triệu chứng bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể giúp bạn xác định lượng nước nào là tốt nhất cho chế độ ăn uống và sức khỏe tổng thể của bạn, theo Healthline.

Tạ Ban (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.