Uống bao nhiêu trà là quá nhiều?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trà là một trong những đồ uống được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Từ việc giải tỏa một ngày mệt mỏi hoặc đau đầu, những người yêu thích trà chỉ cần có cớ để uống một tách khác.

Mặc dù trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lạm dụng nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Mặc dù trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lạm dụng nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Mặc dù trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lạm dụng nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Nếu bạn nghiện trà và chỉ cần có cớ để uống một tách khác, đây là lý do tại sao bạn cần dừng lại. Hãy xem việc uống quá nhiều trà là như thế nào và tác dụng phụ của việc uống quá nhiều trà.
Bao nhiêu trà là quá nhiều?
Hàm lượng caffeine trong một tách trà có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại lá trà và số lượng bạn đang sử dụng. Nhưng thông thường, hàm lượng caffeine trong một tách trà rơi vào khoảng 20-60 mg mỗi cốc (240 ml). Vì vậy, không nên uống quá 3 tách trà mỗi ngày, theo Times of India.
Những tác dụng phụ của việc uống quá nhiều trà
1. Có thể làm giảm sự hấp thụ sắt
Chất tannin có trong trà có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều trà.
Theo các báo cáo từ Đại học Bang Colorado (Mỹ), trà có thể làm giảm 60% khả năng hấp thụ sắt của một người. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến những người ăn chay, những người có nhiều nguy cơ bị thiếu sắt.
2. Có thể làm giảm hiệu quả một số loại thuốc

Trà xanh. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Trà xanh. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Theo các nghiên cứu, uống quá nhiều trà có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc kháng sinh. Trà có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hóa trị, clozapine và thuốc tránh thai.
3. Chóng mặt
Quá nhiều caffeine từ trà có thể dẫn đến chóng mặt. Điều này xảy ra khi một người tiêu thụ quá nhiều caffeine, hơn 400-500 mg.
Tuy nhiên, nó có thể xảy ra khi tiêu thụ liều lượng nhỏ hơn ở những người đặc biệt nhạy cảm hoặc có vấn đề lo lắng.
4. Biến chứng thai kỳ
Quá nhiều caffeine từ trà trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như sẩy thai và sinh con nhẹ cân. Khuyến cáo không nên dùng quá lượng caffeine hằng ngày của bạn là hơn 200 mg mỗi ngày, khi mang thai. Tốt nhất thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về uống trà.
5. Ợ chua
Uống quá nhiều trà có thể làm trầm trọng thêm vấn đề trào ngược a xít đã có từ trước, nó cũng có thể góp phần làm tăng tổng sản lượng a xít.
Nếu bạn đang bị ợ chua, hãy hạn chế uống trà và xem liệu các triệu chứng của bạn có cải thiện hay không, theo Times of India.
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.