Ung thư có di truyền?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Dù y học đã phát triển nhiều phương pháp điều trị mới nhưng ung thư vẫn là căn bệnh rất nguy hiểm. Khả năng điều trị khỏi phụ thuộc không chỉ phương pháp mà còn là thời gian phát hiện bệnh. Ngoài các yếu tố môi trường, lối sống thì người bệnh có thể bị ung thư do di truyền.

Ung thư là căn bệnh có thể do di truyền gây ra. Tuy nhiên, tỷ lệ các trường hợp này chỉ khoảng 5 - 10% tổng số ca bệnh, theo tờ nhật báo The Times of India (Ấn Độ).

Một số đột biến gien sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư vú, da hay buồng trứng. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Một số đột biến gien sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư vú, da hay buồng trứng. Ảnh: SHUTTERSTOCK

"Trên thực tế, ung thư có tính chất di truyền trong khoảng 5 - 10% trường hợp mắc bệnh. Trong đó, cá nhân sẽ thừa hưởng gien bị lỗi từ cha mẹ và nó sẽ tiếp tục truyền lại cho con cái họ", tiến sĩ Rahul Kanaka, chuyên gia phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Manipal ở thành phố Bangalore (Ấn Độ), cho biết.

Các gien đóng vai quan trọng giúp xác định nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư. Sự hiện diện của một số gien sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc một số loại ung thư cụ thể. Các đột biến gien này được di truyền từ ông bà, cha mẹ nên có những gia đình nhiều người cũng mắc một loại ung thư nhất định.

Ví dụ, ung thư vú và ung thư buồng trứng có mối liên hệ rõ ràng với các đột biến trong gien BRCA1 và BRCA2. Những người sở hữu các đột biến này sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng.

Không phải ai có các gien làm tăng nguy cơ mắc ung thư đều có thể xét nghiệm và nhận biết nguy cơ này. Một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng này là 2 hay nhiều người thân mắc cùng một loại ung thư.

Những người thân này có thể là bên nội hoặc bên ngoại. Bệnh không chỉ xuất hiện ở một mà nhiều thế hệ. Đặc biệt, bệnh thường khởi phát ở độ tuổi sớm hơn bình thường. Chẳng hạn, những người mắc ung thư vú do gien có thể xuất hiện bệnh ở những năm 30 tuổi dù nhóm nhiều nhất bệnh này là phụ nữ từ 65 đến 74 tuổi.

Tất cả những biểu hiện trên là dấu hiệu cảnh báo yếu tố di truyền là nguyên nhân tiềm tàng gây ung thư. Lúc này, xét nghiệm gien để đánh giá nguy cơ ung thư cũng như có biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm là cực kỳ quan trọng. Can thiệp kịp thời sẽ giúp tăng đáng kể khả năng chữa khỏi bệnh.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp bằng phẫu thuật dự phòng. Chẳng hạn, những người có đột biến gien BRCA sẽ đối diện nguy cơ rất cao bị ung thư vú. Phẫu thuật dự phòng sẽ cắt bỏ vú để ngăn khối u phát triển, theo The Times of India.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.