Úc, Thụy Điển muốn mua măng tây, bún bò, cà pháo Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam cần được đa dạng trong các thị trường xuất khẩu để gia tăng thị phần trên thị trường quốc tế. 
 
Măng tây được trồng ở nhiều tỉnh miền Trung. Ảnh: Thiện Nhân
Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công thương) cho biết sau khi làm việc với các nhà nhập khẩu tại Úc, Thương vụ cho thấy măng tây tươi là mặt hàng phù hợp, có giá trị cao và có thể xuất khẩu ngay mà không phải đàm phán mở cửa. Úc là quốc gia nhập khẩu nhiều măng tây nhưng chủ yếu từ Mexico và Peru. Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu măng tây vào Úc đạt gần 18 triệu USD. Tuy nhiên, hiện nay măng tây Việt Nam không có mặt tại thị trường Úc.
Hiện tại trong nước, măng tây được trồng ở nhiều vùng như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Hà Nội...
Thương vụ Việt Nam tại Úc cho biết măng tây xuất khẩu vào Úc không phải xin giấy phép nhập khẩu nhưng các lô hàng sẽ bị kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về an toàn sinh học theo quy định của nước sở tại. Quan trọng nhất không được nhiễm bọ trĩ (Thripidae)… Việc đa dạng hóa nông sản xuất khẩu sẽ giúp bà con nông dân bớt tập trung sản xuất quá lớn vào một số mặt hàng dẫn đến nhiều rủi ro khi có biến động. Nếu măng tây Việt Nam xây dựng được thương hiệu tại Úc, sẽ mở ra cơ hội to lớn về một ngành hàng nông sản nhiều triển vọng trên thị trường thế giới.
Tương tự, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết hiện nay doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Á châu tại nước sở tại đang cần mua các mặt hàng của Việt Nam gồm mì ăn liền tôm chua cay; bún bò Huế khô loại 1,9 mm, bánh hỏi khô, hủ tiếu dai loại 3 mm, mì hoành thánh khô; xoài sấy, chanh muối, cóc chua ngọt; cà pháo ngâm muối ớt, bánh tráng vừng đen, măng tươi, đậu đỏ hạt nhỏ, đậu trắng, bánh xốp trà xanh…
Hay có doanh nghiệp tại Thụy Điển cũng cần nhập khẩu nước cốt dừa và tương ớt ngọt. Các doanh nghiệp có thể liên hệ thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển để được kết nối, trong đó ưu tiên các đơn vị đã xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ.
An Yến (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.