U.22 Việt Nam và chuyện của nỗi buồn tuổi đôi mươi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Em may mắn có cơ hội và muốn luyện tập, thi đấu hộ phần của các đồng đội…”. Ngày lên tập trung U.22 Việt Nam, Hoàng Duy nhắc và nhớ đến những người bạn đồng trang lứa của mình. Đáng lẽ, giờ họ cũng ở đây và tự hào, vinh dự với những ước mơ của tuổi trẻ, vậy nhưng…

Trung vệ Hoàng Duy là cầu thủ duy nhất của Đồng Tháp được tập trung U.22 Việt Nam. Ảnh: Minh Dân
Trung vệ Hoàng Duy là cầu thủ duy nhất của Đồng Tháp được tập trung U.22 Việt Nam. Ảnh: Minh Dân
Danh sách U.22 Việt Nam chỉ có sự hiện diện của một cầu thủ Đồng Tháp, đó là Nguyễn Hoàng Duy. Đúng ra, nguyên một lứa cầu thủ tài năng được gây dựng để làm tương lai bóng đá Đồng Tháp đã được trao cơ hội, nếu vẫn còn chơi bóng. “Cơn bão” tiêu cực ập đến, những cầu thủ mới chỉ 19-20 tuổi đánh mất tất cả sự nghiệp, tương lai,
Có đến 11 cầu thủ của U.21 Đồng Tháp đã tham gia cá cược trong trận hoà 1-1 giữa U.21 Đồng Tháp và U.21 Vĩnh Long tại vòng loại U.21 Quốc gia 2019. Người cầm đầu là cầu thủ trẻ Huỳnh Văn Tiến đã thừa nhận việc cùng 10 đồng đội bàn nhau đánh cược trên mạng với hình thức tài xỉu (2 bàn trở xuống) với giá 150 triệu đồng. Sau trận đấu, tiền ăn được 133 triệu đồng, Tiến cho 9 cầu thủ đá chính và 2 dự bị. Đầu tháng 5.2020, VFF và FIFA đưa ra án phạt, Văn Tiến bị cấm thi đấu 5 năm, 10 cầu thủ còn lại cũng bị cấm thi đấu 6 tháng.
Trước khi sóng gió ập đến, U.21 Đồng Tháp là lứa cầu thủ tài năng, được chăm chút từ nhỏ và đã đạt được nhiều thành tích để trở thành niềm hy vọng của bóng đá xứ bưng biền. Gần 20 năm, từ sau lứa 1985-1986 của Phan Thanh Bình, Nguyễn Quý Sửu, Châu Phong Hoà, Đoàn Việt Cường... Đồng Tháp mới có một thế hệ như thế. Những Hoàng Duy, Công Minh, Tấn Hoài, Văn Tiến, Minh Trọng, Nhật Trường... đã cùng nhau vô địch 3 giải đấu trẻ quốc gia liên tiếp, U.15 Quốc gia 2014, U.17 Quốc gia 2016 và U.19 Quốc gia 2018. Họ vượt qua những lò đào tạo hàng đầu Việt Nam như Viettel, Hoàng Anh Gia Lai, Hà Nội hay PVF để đăng quang một cách thuyết phục. Thế hệ trẻ này là tương lai của bóng đá Đồng Tháp, được kỳ vọng sẽ vực dậy đội bóng. Chính vì thế, những gương mặt mới 20, 21 tuổi được điền tên vào danh sách đội 1 Đồng Tháp thi đấu tại giải hạng Nhất 2020.
Nổi bật nhất là hậu vệ Trần Công Minh, khi anh được gọi là “thần đồng” của bóng đá Đồng Tháp. Tư duy thông minh, đôi chân khéo léo cùng lối chơi mạnh mẽ, Minh gần như thâu tóm tất cả những danh hiệu cá nhân ở các giải đấu trẻ quốc gia. Sau màn trình diễn ấn tượng tại giải U.21 Quốc tế 2019, hậu vệ sinh năm 1999 đã ghi điểm trong mắt huấn luyện viên Park Hang-seo. Ngoài Minh, những Tấn Hoài, Minh Trọng cũng được đánh giá rất cao về triển vọng phát triển. Thế nhưng họ đã vấp ngã và đánh mất tất cả.
Nguyên một lứa cầu thủ trẻ, giờ chỉ còn lại có Huỳnh Minh Nhật và Nguyễn Hoàng Duy được giữ lại. Với 6 trận ra sân kể từ đầu mùa, thầy Park để ý đến trung vệ sinh năm 1999 khi tìm kiếm những nhân tố cho chiến dịch SEA Games trên sân nhà vào năm 2021. Và ông Park, khi phải “đãi cát tìm vàng thô” gọi đến gần 40 cầu thủ mà quá nửa trong số đó gần như chưa thể hiện được gì nhiều và không ai “biết mặt, đặt tên”, có lẽ tiếc nhất.
“Các đồng đội của em đều rất tài năng. Bọn em có chuyên môn và cơ hội phát triển. Vậy nhưng vì nhiều lý do, các bạn vấp ngã…”. Ngày một mình ra Hà Nội tập trung U.22 Việt Nam, Hoàng Duy chia sẻ và nhắc đến các bạn của mình như một nỗi đau. Nói như Huấn luyện viên Nguyễn Công Minh, tiêu cực của các cầu thủ trẻ như một nỗi đau khó lành với bóng đá Đồng Tháp: “Huỳnh Văn Tiến bị cấm thi đấu 5 năm, sự nghiệp coi như chấm hết. Với những cầu thủ còn lại, 6 tháng cấm thi đấu sẽ là quãng thời gian để các em nhận ra sai lầm, hy vọng biết đứng lên để sửa chữa sai lầm”.
Huấn luyện viên Park Hang -seo từng đặc cách khi nhấc 2 cầu thủ còn chưa đến 18 tuổi là Võ Minh Trọng và Võ Nguyên Hoàng lên U.22 Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 30. Minh Trọng dính vụ U.21 Đồng Tháp, rồi kể cả những Huỳnh Văn Tiến, Cao Tấn Hoài và đặc biệt là Trần Công Minh cũng đều được đánh giá cao.
Ngày U.22 Việt Nam tập trung để bắt đầu hành trình hướng đến mục tiêu SEA Games 31 trên sân nhà, có nỗi đau mang tên Đồng Tháp và những nỗi buồn bóng đá…
“ Mục tiêu của em là học hỏi, trau dồi và thể hiện thật tốt. Đây cũng là cơ hội để nỗ lực và thi đấu hộ phần của các đồng đội”.
MINH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.