Tuyên dương học sinh lớp 10 nhặt được của rơi trả lại người mất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 4-3, trong giờ sinh hoạt dưới cờ tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai), thầy Nguyễn Văn Đan-Phó Bí thư Đoàn trường đã tuyên dương em Nguyễn Đăng Khoa-học sinh lớp 10A7 trước toàn trường vì đã nhặt được của rơi trả lại người mất.

Những tràng pháo tay tán thưởng của các em học sinh toàn trường vang lên không dứt. Việc làm của em Khoa như một làn gió mát lan toả yêu thương, lòng tin đến học sinh toàn trường về tấm gương người tốt, việc tốt.

Trước đó, chiều thứ sáu (ngày 1-3), em Nguyễn Đăng Khoa nhặt được một chiếc ví trong khu vực lớp học của mình. Khi mở ví ra xem, em thấy trong đó có 2.840.000 ngàn đồng và 1 tấm thẻ căn cước công dân. Ngay sau đó, em mang xuống văn phòng nhà trường nhờ các thầy cô giáo trả lại cho người đánh mất.

Em Nguyễn Đăng Khoa-học sinh lớp 10A7 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Ia Grai. Ảnh: Hoàng Nguyên

Em Nguyễn Đăng Khoa-học sinh lớp 10A7 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Ia Grai. Ảnh: Hoàng Nguyên

Khi được hỏi cảm xúc của em khi nhặt được của rơi, Khoa cười hiền: “Lúc đó em chỉ nghĩ hẳn đây là tiền ăn, tiền nộp học của bạn nào trong trường và giờ đang rất lo lắng. Do vậy em chỉ mong trả lại thật nhanh cho người đánh mất”.

Được biết, hoàn cảnh gia đình em Khoa cũng khó khăn. Bố em thuê nhà trọ ở TP. Pleiku để lấy chỗ làm nghề sửa xe, mỗi tuần chỉ ghé về nhà thăm con cái được 1 lần. Mẹ thì hàng ngày bán rau ngoài chợ. Khoa còn 1 cậu em trai đang học lớp 7 cùng ở huyện Ia Grai. Cô giáo chủ nhiệm của Khoa cho biết: Khoa là cậu bé hiền lành, rất có tinh thần trách nhiệm với tập thể, mọi việc em đều hăng hái tham gia không chút nề hà. Số tiền Khoa nhặt được không phải là quá lớn, nhưng tấm lòng của em thì thật đáng quý.

Giờ sinh hoạt dưới cờ của học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Hoàng Nguyên

Giờ sinh hoạt dưới cờ của học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Hoàng Nguyên

Cùng với việc làm tốt của Khoa, lâu nay nhặt được của rơi trả người đánh mất cũng đã trở thành một nếp sống đẹp của học sinh toàn trường. Cô Trần Thị Nghĩa Bình-Phó hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Từ đầu năm học đến nay đã có hàng chục lượt học sinh xuống văn phòng trường để gửi lại những thứ mà các em nhặt được. Từ sách, vở, bút, mực cho đến máy tính, tiền mặt, thậm chí cả những thứ có giá trị như điện thoại các em đều mang xuống đây nhờ nhà trường đăng tin tìm người để nhận lại”.

Trong những ngày tháng 3-Tháng Thanh niên, hưởng ứng phong trào "Làm nghìn việc tốt", học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã có một khởi đầu thật đẹp và đầy cảm xúc để tiếp tục lan tỏa những câu chuyện, hành động đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong quản lý giáo dục - đào tạo

Tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong quản lý giáo dục - đào tạo

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 142/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị định số 143/2025/NĐ-CP quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chư Sê: Bàn giao “Bể bơi di động” cho Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du

Chư Sê: Bàn giao “Bể bơi di động” cho Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du

(GLO)- Ngày 3-6, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Quỹ Phát triển Tài năng Việt-Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cà Phê Ông Bầu khánh thành và bàn giao “Bể bơi di động” tại Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du (xã Dun).

Bà Tiên nơi rẻo cao

Bà Tiên nơi rẻo cao

Nhiều học sinh của Trường Trường Tiểu học và THCS Ba Lế, xã Ba Lế (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) vẫn thường gọi bà Nguyễn Thị Thủy Tiên (58 tuổi) - nhân viên cấp dưỡng của trường, là bà ngoại.

"Gieo chữ" giữa trùng khơi

"Gieo chữ" giữa trùng khơi

Giữa mênh mông trùng khơi, nơi tiền đồn Tổ quốc, những ngôi trường khang trang, vững chãi trên các đảo thuộc huyện Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) vẫn ngày ngày vang vọng tiếng ê a của học trò.

null