Tuổi thơ của con, tuổi thơ của ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Với Kho báu trong thành phố, cùng lúc Nguyễn Khắc Cường cho cả độc giả người lớn lẫn thiếu nhi được thả hồn vào tháng ngày hồn nhiên, êm đẹp và ẩn chứa những điều kỳ thú, bất ngờ của tuổi thơ.

Nguyễn Khắc Cường vốn là cây bút gắn liền với nhiều thế hệ học trò những năm 90 của thế kỷ trước. Vào tháng 6 năm ngoái, không ít người bất ngờ khi thấy anh trở lại, nhưng không phải sở trường truyện ngắn như trước mà là truyện dài dành cho thiếu nhi. Đó là Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch, được viết theo thể loại đồng thoại với bối cảnh là một gia đình hiện đại ở TPHCM.

“Thừa thắng xông lên”, anh tiếp tục ra mắt tác phẩm thứ hai dành cho thiếu nhi: Kho báu trong thành phố. Từ tình huống tham gia một gameshow trên truyền hình của hai cha con cậu bé Kiến, tác phẩm dần mở ra nhiều câu chuyện, nhiều cuộc đời và bối cảnh khác nhau.

Đặc biệt, thông qua tác phẩm, tác giả cũng phản ánh sinh động một gia đình hiện đại: khoảng cách của cha mẹ và con cái thu ngắn, thân thiết và thông cảm với nhau. Những đứa trẻ thời xưa thì nghịch “nổ trời” khiến ba mẹ “đau đầu” kiểu khác, còn những đứa trẻ thời nay thì cần được thuyết phục và đồng hành, chỉ có tình thân gia đình là luôn ấm áp.

Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Khắc Cường nhắc đến nhiều địa danh quen thuộc của TPHCM một cách trìu mến: Thảo Cầm Viên - địa điểm mà nhà ai có con nhỏ cũng từng ghé chơi; Lăng Ông Bà Chiểu với chảo chuối chiên xèo xèo thơm phức; rạp Đại Đồng có mấy đứa “con nít quỷ” bật ghế ngồi rầm rầm làm ông bảo vệ đi rượt chạy “té khói”; những hàng cây mát rượi ở đường Võ Văn Tần, đường Trương Định…

Với Kho báu trong thành phố, cùng lúc Nguyễn Khắc Cường cho cả độc giả người lớn lẫn thiếu nhi được thả hồn vào tháng ngày hồn nhiên, êm đẹp và ẩn chứa những điều kỳ thú, bất ngờ của tuổi thơ. Sử dụng bút pháp đồng hiện, anh cùng lúc cho bạn đọc - không riêng gì thiếu nhi mà cả người lớn, được trải qua những không gian tuổi thơ khác nhau: không gian của hiện tại với những đứa trẻ sống với smartphone, game rồi thích thú với những ngày được sống nơi miệt vườn; còn không gian của quá khứ là thời thơ ấu cách đây ba bốn chục năm của những ông bố bà mẹ với những trò chơi như: chơi keng, chơi u, thả thuyền, đá dế, đá cá… Tất cả hiện lên thật bồi hồi, và đó dường như cũng chính là “kho báu” của tất cả mọi người khi trưởng thành.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...