Thêm 2 tựa sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được dịch sang tiếng Anh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã được chuyển ngữ, Nhà xuất bản Trẻ tiếp tục nỗ lực đưa văn chương Việt Nam ra nước ngoài, với 2 tựa sách nữa của ông.

Đó là Have a good day (tựa gốc: Chúc một ngày tốt lành) và Crying in trees (tựa gốc: Ngồi khóc trên cây). 2 tác phẩm này vẫn được chuyển ngữ bởi cặp đôi dịch giả Nhã Thuyên và Kaitlin Rees, người đã cho ra mắt bản dịch I see yellow flowers in the green grass (tựa gốc: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh) trước đó. Tác phẩm cũng có thêm tranh minh họa của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường - người rất quen thuộc với những độc giả yêu thích văn chương của Nguyễn Nhật Ánh.

Hai tác phẩm mới chuyển ngữ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ảnh: NXB Trẻ

Hai tác phẩm mới chuyển ngữ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ảnh: NXB Trẻ

Sắp tới, 2 tác phẩm này sẽ được giới thiệu tại gian hàng Nhà xuất bản (NXB) Trẻ tham dự Hội sách quốc tế tại Frankfurt (Đức). Trước đó, tại hội sách thiếu nhi ở Singapore diễn ra vào tháng 5.2023, NXB Trẻ cũng đã giới thiệu bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh màu, các tiểu thuyết dịch của Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư, Dương Thụy… với mong muốn giới thiệu nhiều hơn lịch sử, văn văn hóa nước nhà đến với bạn bè quốc tế.

Theo ông Nguyễn Thành Nam - Phó giám đốc, Tổng biên tập NXB Trẻ, năm nay sẽ là lần đầu NXB có gian hàng riêng tại Hội sách quốc tế Frankfurt lần thứ 75. 2 tựa sách mới nói trên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ góp phần làm phong phú hơn cho danh mục sách giới thiệu đến bạn bè quốc tế.

Các tác phẩm đã được chuyển ngữ trước đó của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ảnh: NXB Trẻ

Các tác phẩm đã được chuyển ngữ trước đó của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ảnh: NXB Trẻ

Theo đó, NXB sẽ có cơ hội giới thiệu với làng xuất bản thế giới những sách nổi bật của mình ở nhiều đề tài như lịch sử, văn hóa, văn học… Đặc biệt là loạt tác phẩm được dịch sang tiếng Anh hay được bán bản quyền ở nhiều nước khác nhau trên thế giới của những nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, như Nguyễn Nhật Ánh, Bảo Ninh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần, Dương Thụy…

Trước đó, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã có khá nhiều tác phẩm được mua bản quyền và xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ, như Mắt biếc (bản tiếng Nhật, 2004), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (tiếng Thái, 2011; tiếng Hàn, 2013; tiếng Anh, 2014; tiếng Nhật, 2020), Cô gái đến từ hôm qua (được chọn đưa vào chương trình dạy tiếng Việt ở Nga, 2012), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (tiếng Nhật, 2017; tiếng Anh, 2018), Đi qua hoa cúc (tiếng Nhật, 2020) và Tôi là Bêtô (tiếng Hàn, 2021).

Minh họa quen thuộc của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường trong tác phẩm dịch. Ảnh: NXB Trẻ

Minh họa quen thuộc của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường trong tác phẩm dịch. Ảnh: NXB Trẻ

NXB Trẻ cũng cho biết thêm khi chọn tác phẩm để chuyển ngữ, các sách thuộc thể loại văn học luôn là lựa chọn hàng đầu vì dễ gợi lên sự đồng cảm ở bạn đọc từ bất kỳ nền văn hóa nào. Đây được biết là nỗ lực tự thân của NXB Trẻ trong việc chủ động dịch các tác phẩm Việt Nam ra tiếng Anh để giới thiệu ra thế giới, cho bạn đọc nước ngoài lẫn người Việt ở nước ngoài.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ: “Đây là một tín hiệu rất đáng mừng và là nỗ lực hết sức đáng trân trọng. Nếu các đơn vị xuất bản đến các hội chợ sách quốc tế chỉ để xem cuốn nào của người ta bán chạy nhất, tìm cách mua bản quyền về xuất bản trong nước thì rất đáng tiếc. Để văn học trong nước có cơ hội ra nước ngoài, các đơn vị xuất bản phải có tiềm lực, hoài bão, quyết tâm và một đường hướng rõ ràng”.

Đại diện NXB Trẻ cũng tiết lộ thêm “Hành trình đưa sách Việt ra nước ngoài là một chặng đường dài và nhiều khó khăn, vì nhiều yếu tố: người chuyển ngữ phải rất giỏi ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài (hiện nay sách dịch ra tiếng Anh vẫn chiếm đa số); nguồn lực đầu tư, thị trường đầu ra của sách dịch…”.

Thế nhưng đơn vị vẫn sẽ tiếp tục kiên trì với hướng đi này, bởi lẽ “sách dịch không chỉ hướng đến cộng đồng người Việt hải ngoại và người nước ngoài, mà còn có thể bán trong nước, dành cho bạn đọc muốn đọc phiên bản tiếng Anh, đặc biệt là các bạn trẻ”.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...