"Con chim xanh biếc bay về" - sắc xanh mới của Nguyễn Nhật Ánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rất ngẫu nhiên, NXB Trẻ chọn ngay “Ngày độc thân” (11/11) để phát hành trên toàn quốc tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh "Con chim xanh biếc bay về". Cuốn sách khác hẳn với những tác phẩm trước đó của ông lấy bối cảnh Sài Gòn và cuộc sống của người trẻ đương đại.

 Bà Phan Thị Thu Hà - Phó giám đốc phụ trách NXB Trẻ tặng hoa cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tại buổi ra mắt sách Con chim xanh biếc bay về. Ảnh: Như Thuần
Bà Phan Thị Thu Hà - Phó giám đốc phụ trách NXB Trẻ tặng hoa cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tại buổi ra mắt sách Con chim xanh biếc bay về. Ảnh: Như Thuần


Không giống như những tác phẩm trước đây lấy bối cảnh vùng quê miền Trung đầy ắp những hoài niệm tuổi thơ dung dị, trong trẻo với các nhân vật ở độ tuổi dậy thì, trong sáng tác mới này nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lấy bối cảnh chính là Sài Gòn - TP.HCM nơi tác giả sinh sống, theo ông "như là một sự đền đáp ân tình với mảnh đất miền Nam".

"Với quyển sách này, tôi muốn viết khác các quyển trước đây một chút. Mấy quyển kia tôi viết về chuyện tình, chuyện học trò với hoài niệm tuổi thơ và bối cảnh ở quê là chính, kỳ này tôi lấy bối cảnh ở thành phố", nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói.

Các nhân vật chính trong truyện cũng trưởng thành hơn, với những câu chuyện mưu sinh lập nghiệp lắm gian nan thử thách của các sinh viên trẻ đầy hoài bão. Đó là những sinh viên vừa hoặc sắp ra trường, là nhân viên công ty, ông chủ bắt đầu khởi nghiệp… Tất nhiên không thể thiếu những câu chuyện tình cảm động, kịch tính và bất ngờ khiến bạn đọc ngẩn ngơ, cười ra nước mắt.


 

Bìa Con chim xanh biếc bay về phiên bản bìa cứng.
Bìa Con chim xanh biếc bay về phiên bản bìa cứng.



Như một cuốn phim "trinh thám tình yêu", Con chim xanh biếc bay về dẫn người đọc đi từ bất ngờ này đến tò mò suy đoán khác, để kết thúc bằng một nỗi hân hoan vô bờ sau bao phen hồi hộp nghi kỵ đến khó thở. Đan xen vào các tình tiết của truyện là những khổ thơ khá mượt mà của tác giả (Nguyễn Nhật Ánh vốn xuất thân là nhà thơ). Chính tựa của cuốn sách cũng gợi nhớ đến 1 khổ thơ tác giả từng viết trong trong truyện dài Ngồi khóc trên cây xuất bản năm 2013: Con chim xanh biếc/ Đậu hờ trên tay/ Yêu em đến thế/ Mà thành mây bay.

Mặc dù ông nói vui "đưa thơ vào truyện như một cách để khỏi in thơ", tuy nhiên những khổ thơ đã làm câu chuyện trở nên thi vị giữa những thân phận bi kịch và đời sống bề bộn chốn thị thành. Với những câu thơ như dẫn dắt, Con chim xanh biếc bay về chia sẻ cùng độc giả rằng giữa bao bề bộn ấy, vẫn luôn có những góc nhẹ nhàng để ta tìm về, luôn có niềm vui để ta hướng đến, và những nỗi lo âu, tỵ hiềm, nghi kỵ vẫn có thể hoá giải. Như cách người Sài Gòn vẫn sống phóng khoáng hết mình, làm việc hết mình, yêu thương hết mình…


 

Nguyễn Nhật Ánh ký tặng sách cho độc giả.
Nguyễn Nhật Ánh ký tặng sách cho độc giả.


Điểm nhấn quan trọng của cuốn sách chính là khát khao sống tốt, sống tử tế, tinh thần hướng thượng, hướng đến cái đẹp và sự tinh tế. Đó là những "biệt dược" giúp hoá giải mọi thứ, dù là những thứ "dường như không thể nào chấp nhận được". Các chi tiết trong truyện có lúc làm độc giả nghẹt thở, nhưng rồi chính lòng trắc ẩn, thương yêu đã giúp các nhân vật cuối cùng tìm về với nhau trong một niềm hân hoan, hạnh phúc như duyên số đã sắp đặt cho họ vậy.

Khéo léo để các nhân vật của mình luôn thể hiện lòng trắc ẩn với mọi người xung quanh, Nguyễn Nhật Ánh đã thắp lên sự lạc quan trong trái tim bạn đọc. Qua gian nan thử thách, những bạn trẻ tự lập thân, lập nghiệp vẫn tìm thấy niềm vui, với những ước mơ, hoài bão, hoà nhịp với đời sống đô thị Sài Gòn, khiến cho Con chim xanh biếc bay về trở nên hiện đại và gần gũi. 

 

 Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với bức minh hoạ của họạ sĩ Hoàng Tường.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với bức minh hoạ của họạ sĩ Hoàng Tường.


Hình ảnh con chim xanh biếc như một biểu tượng cứ lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. "Tôi đã nhìn thấy đôi cánh xanh biếc của con chim hạnh phúc thấp thoáng trước hiên ngoài. Tôi còn tìm thấy trong mối tình đổ vỡ của Hà Lan một khoái cảm thầm kín khác, ích kỷ hơn và hèn mọn hơn. Đó là niềm vui chứng kiến cảnh Hà Lan rơi vào đau khổ. Nó rơi vào đúng nỗi đau khổ mà trước đây nó đã gây cho tôi" (trích Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh).

Có lẽ đây là một chi tiết cố ý để người đọc "xâu chuỗi" các tác phẩm của nhà văn, một nét độc đáo của bút pháp Nguyễn Nhật Ánh, cùng với sự hóm hỉnh và đầy cảm động, vốn dĩ đã trở thành một phong cách quen thuộc. Những điều này càng khiến cho tác phẩm mới thêm sức hút trước khi sách được ra mắt, như một số bạn trẻ từng phỏng đón: "Liệu Con chim xanh biếc bay về lần này có phải sự quay về của Ngạn để viết nốt những dòng dang dở của Mắt biếc khi Ngạn rời làng Đo Đo, bỏ lại sau lưng cả một mối tình đầy nuối tiếc?".

 

Postcard với thơ Nguyễn Nhật Ánh và minh hoạ Hoàng Tường được tặng kèm sách.
Postcard với thơ Nguyễn Nhật Ánh và minh hoạ Hoàng Tường được tặng kèm sách.


Ngày 11/11, Con chim xanh biếc bay về sẽ được NXB Trẻ phát hành trên toàn quốc với số lượng 150 ngàn bản in (trong đó có 130 ngàn bìa mềm, và 20 ngàn bìa cứng đặc biệt chỉ in một lần). Sách được họa sĩ Hoàng Tường minh họa với nhiều hình vẽ rất độc đáo, mỗi minh hoạ như là những bức tranh với mong muốn lột tả hết được cốt truyện của nhà văn. Ngoài ra, sách có kèm bộ postcard gồm 6 thẻ làm quà tặng - in kèm các bài/câu thơ có trong quyển sách này.

Theo Diệu Thuỳ  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.