Từ năm 2021 trở đi: Thưởng có thể không phải bằng tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết 2021 cũng là năm đầu tiên áp dụng các quy định của Bộ luật Lao động 2019. Từ 1/1/2021, quy chế thưởng Tết cho người lao động có một số thay đổi so với trước đây.

Điều 104 Bộ Luật Lao động năm 2019 có quy định: "Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở".
 

Đại diện Tổng Liên đoàn đi thăm tình hình đời sống công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Thùy Anh
Đại diện Tổng Liên đoàn đi thăm tình hình đời sống công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Thùy Anh
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, công đoàn các cấp nên thương lượng với công ty ban hành quy định thưởng Tết. Trong đó quy định rõ chế độ thưởng; điều kiện để được thưởng, việc tổ chức thực hiện... để tránh có mâu thuẫn phát sinh. Mẫu quy định thưởng Tết được Bộ LĐTBXH ban hành sẵn.

Như vậy, kể từ năm 2021, khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định. Thưởng có thể bằng tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác như chuyến tham quan du lịch, vé tàu, xe để về quê hoặc hàng hóa do chính công ty sản xuất ra…

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc thưởng Tết bằng tiền hay hiện vật đều là rất quý. Tuy nhiên, lao động vẫn mong muốn được nhận tiền thưởng Tết bằng tiền hoặc những phần thưởng có giá trị, hoặc thiết thực.

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, cũng như những năm trước đây, thưởng Tết không phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp. Việc có thưởng hay không, thưởng bao nhiêu, pháp luật hoàn toàn không can thiệp. Điều này cũng phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Điều này chỉ quy định trong thỏa ước lao động giữa doanh nghiệp và người lao động.

"Người lao động chỉ chắc chắn được thưởng tết nếu có thỏa thuận trong hợp đồng lao động, hoặc nếu quy chế nội bộ doanh nghiệp có quy định... và phụ thuộc phần lớn vào doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và năng suất, hiệu quả công việc của người lao động. Doanh nghiệp cũng có quyền không thưởng tết cho người lao động nếu kinh doanh không có lãi hoặc người lao động không hoàn thành công việc được giao" - ông Quảng nói.

Tuy nhiên, theo ông Quảng, lao động là tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động thì phải tái đầu tư, chăm lo cho người lao động. Ngoài việc tạo ra một môi trường làm việc tốt, doanh nghiệp cũng phải quan tâm chăm lo quyền lợi, lương thưởng... thì người lao động mới yên tâm, gắn bó lâu dài với công ty.

"Tất nhiên, sẽ có những công ty gặp khó khăn thực sự, không có đủ khả năng tài chính để thưởng Tết cho công nhân lao động. Về vấn đề này người lao động cũng cần thông cảm, thấu hiểu với doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp phải báo cáo sớm với công đoàn cơ sở để tìm hướng hỗ trợ, giải quyết khó khăn giúp người lao động có một cái Tết ấm áp, đầy đủ" - ông Quảng khuyến nghị thêm.

https://danviet.vn/tu-nam-2021-tro-di-thuong-co-the-khong-phai-bang-tien-20201215175642348.htm
 

Theo THÙY ANH (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.