Trường Tiểu học Lê Văn Tám sai phạm trong thu chi tiền vận động xã hội hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 3 năm học vừa qua, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) do ông Phạm Văn Bình làm Hiệu trưởng có nhiều sai phạm trong việc sử dụng nguồn thu, chi xã hội hóa, quỹ hội cha mẹ học sinh (CMHS) và các nguồn tài trợ khác với số tiền hơn 140 triệu đồng, gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.

Thu chi không đúng quy định

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga (thôn Đoàn Kết, xã Bờ Ngoong) được phụ huynh tin tưởng bầu làm Phó ban Đại diện CMHS của Trường Tiểu học Lê Văn Tám nhiều năm học qua. Trong quá trình đảm nhiệm công việc này, bà Nga phát hiện nhà trường sử dụng các khoản tiền kêu gọi phụ huynh đóng góp, tài trợ và một số khoản khác theo kiểu vô tội vạ nên đã gửi đơn phản ánh đến các cơ quan chức năng của huyện Chư Sê. Cụ thể, trong 3 năm học (2019-2020, 2020-2021, 2021-2022), nhà trường thu quỹ hội CMHS, xã hội hóa, vệ sinh, điện nước hơn 140 triệu đồng. Điều đáng nói ở đây là nhà trường vận động đóng góp các khoản nói trên mà không được sự đồng ý của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), thực hiện chi tiền không đúng quy định của Thông tư số 55/2011/TT-BGD-ĐT ngày 22-11-2011 của Bộ GD-ĐT về điều lệ Ban Đại diện CMHS và Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3-8-2018 của Bộ GD-ĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

“Nhà trường thu các khoản tiền theo kiểu đổ đầu học sinh chứ không phải theo hình thức tài trợ, ai có nhiều góp nhiều hoặc ít góp ít. Năm học nào cũng vậy, có những khoản chúng tôi kiến nghị không đúng nhưng Hiệu trưởng nhà trường vẫn chỉ đạo thu. Ví như thu tiền điện, nước rồi chi nhiều khoản không đúng. Chẳng hạn năm học 2019-2020, ngoài chi 3,5 triệu đồng tiền khai giảng, tổng kết, nhà trường còn chi 6,5 triệu đồng làm bảng biển, 2,5 triệu đồng cắt cây phượng. Các tháng 2, 6, 7 và 8-2021, học sinh nghỉ học do dịch Covid-19 nhưng Hiệu trưởng thông báo chi 5 triệu đồng tiền vệ sinh. Ngoài ra, năm học 2020-2021, nhà trường chi 3 triệu đồng tiền bảo dưỡng mà không ghi rõ bảo dưỡng cái gì và chi 3 triệu đồng sửa chữa quạt, bóng điện trong dịp học sinh nghỉ hè. Còn năm học 2021-2022, thực tế xác nhận của các chi hội, số tiền quỹ nhà trường thu gần 30 triệu đồng, nhưng Hiệu trưởng báo chỉ có hơn 15 triệu đồng. Vậy số tiền chênh lệch đi đâu? Chưa kể, theo thống kê của chúng tôi, có 4 lớp không báo rõ số tiền thu quỹ hội CMHS. Nói chung là 3 năm học vừa rồi, Hiệu trưởng thường xuyên chi tiền quỹ hội CMHS cho các hoạt động của trường chứ không phải tiền mà Nhà nước cấp cho trường”-bà Nga thông tin.

Hiệu trưởng nhà trường Phạm Văn Bình (bìa phải) trao đổi với phóng viên Báo Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Tú

Hiệu trưởng nhà trường Phạm Văn Bình (bìa phải) trao đổi với phóng viên Báo Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Tú

Trao đổi với phóng viên ngày 14-3, ông Phạm Văn Bình thừa nhận: Trong 3 năm học vừa qua, nhà trường đã thực hiện việc thu, chi nhiều khoản tiền vận động xã hội hóa, tài trợ, quỹ hội CMHS không đúng quy định của Bộ GD-ĐT với số tiền hơn 140 triệu đồng. Ông Bình lý giải: “Tôi có sai sót trong việc thu, chi các khoản tiền quỹ hội CMHS, xã hội hóa và khoản tiền tài trợ khác trong 3 năm qua. Nguyên do là trước đây trường không có kế toán để tham mưu cho nhà trường. Mặt khác là do thực hiện theo như kế hoạch đã trình Phòng GD-ĐT phê duyệt về vận động tài trợ, quỹ hội, xã hội hóa. Nhà trường đã thoái trả hơn 140 triệu đồng tiền thu sai bằng kinh phí của trường và cá nhân tôi”.

Chưa bổ nhiệm lại hiệu trưởng

Nhận đơn khiếu kiện của phụ huynh, UBND huyện Chư Sê thành lập đoàn kiểm tra việc sử dụng nguồn thu, chi quỹ hội, xã hội hóa và nguồn tài trợ khác tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám. Qua kiểm tra, đoàn xác định: Trong 3 năm học (2019-2020, 2020-2021, 2021-2022), nhà trường đã thu, chi sai hơn 140 triệu đồng và yêu cầu thoái trả. Đoàn kiểm tra cũng nhận thấy Trường Tiểu học Lê Văn Tám báo cáo không đúng, đầy đủ số liệu liên quan việc thu, chi liên quan đến nguồn quỹ hội, xã hội hóa, quỹ tài trợ để phục vụ thanh tra đột xuất vào năm 2021 theo Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 3-8-2021 của UBND huyện Chư Sê. Số tiền không báo cáo trong 2 năm học (2019-2020, 2020-2021) là hơn 152 triệu đồng. Với những sai phạm nói trên, đoàn kiểm tra giao Phòng Nội vụ huyện Chư Sê tham mưu cho UBND huyện hình thức xử lý trách nhiệm đối với Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám.

Trường Tiểu học Lê Văn Tám thu, chi sai hơn 140 triệu đồng tiền quỹ hội, xã hội hóa. Ảnh: Nguyễn Tú

Trường Tiểu học Lê Văn Tám thu, chi sai hơn 140 triệu đồng tiền quỹ hội, xã hội hóa. Ảnh: Nguyễn Tú

Theo Trưởng phòng GD-ĐT huyện Phạm Văn Hoàng: Sau khi có kết luận thanh tra, huyện cũng đang làm các bước tiếp theo để làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân ở Trường Tiểu học Lê Văn Tám. Hiện UBND huyện chưa bổ nhiệm lại Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám đối với ông Phạm Văn Bình.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.