Trường THCS Võ Thị Sáu đi đầu trong sự nghiệp “trồng người”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Gần 30 năm qua, đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường THCS Võ Thị Sáu (thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã phát huy tinh thần đoàn kết, thi đua thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp “trồng người”.

Cô Phan Thị Thùy Trang-Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Trường THCS Võ Thị Sáu hiện có 65 cán bộ, viên chức và nhân viên, trong đó có 58 giáo viên, tỷ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên chiếm hơn 93,1%. Năm học 2022-2023, toàn trường có 38 lớp với 1.655 học sinh. Những năm qua, nhà trường đổi mới công tác dạy và học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý cũng như chuyên môn và các hoạt động khác. Các tổ chuyên môn đề ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.

Cô giáo Lê Thị Kim Tuyền trong tiết dạy môn Ngữ văn cho học sinh khối lớp 7 Trường THCS Võ Thị Sáu. Ảnh: Thanh Nhật

Cô giáo Lê Thị Kim Tuyền trong tiết dạy môn Ngữ văn cho học sinh khối lớp 7 Trường THCS Võ Thị Sáu. Ảnh: Thanh Nhật

Điển hình như Tổ Anh văn đã xây dựng các giải pháp để phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, giúp nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Theo Hiệu trưởng nhà trường: Tổ Anh văn đã đề xuất Ban Giám hiệu tạo điều kiện để triển khai trang trí phòng học bộ môn, lớp học sinh động nhằm khích lệ học sinh học tập và đưa tiếng Anh vào các hoạt động tại trường, xây dựng các hoạt động sử dụng tiếng Anh theo từng khối lớp và toàn trường.

Đồng thời, thành lập Câu lạc bộ Tiếng Anh và tổ chức các hoạt động theo chủ đề gần gũi với cuộc sống, phù hợp với năng lực của học sinh và nội dung chương trình. Tổ cũng đã phối hợp với các trường cùng cấp trên địa bàn huyện tổ chức giao lưu sinh hoạt ngoại khóa tiếng Anh; mời các giáo viên của các trung tâm ngoại ngữ đến giao lưu ngoại khóa, dạy học tiếng Anh giao tiếp với người bản ngữ, hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe và nói, kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh.

Thời gian qua, đội ngũ giáo viên của trường tích cực hưởng ứng phong trào “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”. Nhóm giáo viên do thầy Nguyễn Văn Duy Khương và cô Trương Thị Thanh Thủy đã đầu tư nghiên cứu, đồng chủ biên đề tài “Lồng ghép văn học, âm nhạc trong dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1954 nhằm gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9”. Kết quả, đề tài được Hội đồng khoa học cấp huyện đánh giá có phạm vi ảnh hưởng rộng, có thể áp dụng đại trà trong các trường của huyện, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy bộ môn Lịch sử. “Khi thực hiện đề tài, điều chúng tôi mong muốn là tìm ra phương pháp giảng dạy mới, sáng tạo và phù hợp, giúp các em học sinh có hứng thú học môn Lịch sử, từ đó tiếp thu bài hiệu quả hơn”-thầy Khương chia sẻ.

Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, cô Cao Thị Ngọc Phi-giáo viên môn Vật lý và Công nghệ đã có sáng kiến giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả, được xếp loại A và áp dụng phổ biến, nhân rộng. Cô bày tỏ: “Trước hết, giáo viên chủ nhiệm phải hiểu rõ tâm lý lứa tuổi học sinh. Nếu giáo viên chủ nhiệm không quan tâm, thiếu tế nhị một chút thì khó có thể gần gũi để giúp đỡ các em. Thầy cô phải nhìn các em bằng ánh mắt thân thiện, phải thật sự yêu thương, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ để cảm hóa học sinh cá biệt”.

Trường THCS Võ Thị Sáu mời giáo viên người bản ngữ giao lưu học tập ngoại khóa nhằm hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe và nói tiếng Anh cho học sinh. Ảnh: Thanh Nhật

Trường THCS Võ Thị Sáu mời giáo viên người bản ngữ giao lưu học tập ngoại khóa nhằm hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe và nói tiếng Anh cho học sinh. Ảnh: Thanh Nhật

Với sự nỗ lực của tập thể sư phạm, chất lượng giáo dục của trường đã không ngừng nâng lên. Trường có nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp huyện và tỉnh. Hàng năm, đơn vị luôn dẫn đầu về số lượng và chất lượng học sinh giỏi các cấp của huyện. 3 năm học gần đây, nhà trường có hơn 60 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Riêng năm học 2022-2023, học sinh lớp 9 của trường tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện đạt 11 giải, cấp tỉnh đạt 5 giải. Hàng năm, tỷ lệ học sinh của trường được công nhận tốt nghiệp THCS đạt 100%.

Trao đổi với P.V, ông Phạm Ngọc Hai-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đak Đoa-cho biết: “Trường THCS Võ Thị Sáu đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia từ năm học 2009-2010, đạt chất lượng giáo dục cấp độ III từ năm học 2010-2011. Trường cũng là đơn vị dẫn đầu về số lượng và chất lượng học sinh giỏi của huyện. Nhiều thầy cô đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh và huyện, chiến sĩ thi đua các cấp. 3 năm học gần đây, trường có gần 180 lượt giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường và 37 lượt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 8 giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, 14 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh”.

Có thể bạn quan tâm

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.