Trung Quốc và Ấn Độ đạt được thỏa thuận quan trọng về tuần tra dọc biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ấn Độ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tuần tra dọc biên giới tranh chấp ở dãy Himalaya, động thái có thể dẫn đến việc rút quân, giải quyết xung đột xảy ra từ năm 2020.

luc-luong-an-ninh-bien-gioi-an-do-tai-mot-tram-kiem-soat-o-kashmir-anh-reuters-711-910.jpg
Lực lượng an ninh biên giới Ấn Độ tại một trạm kiểm soát ở Kashmir. Ảnh: Reuters

Ngày 21/10, Ngoại trưởng Ấn Độ Vikram Misri cho biết các nhà đàm phán ngoại giao và quân sự của Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức một số vòng đàm phán trong vài tuần qua.

Ông Misri cho biết các cuộc đàm phán đưa đến thỏa thuận về "các biện pháp tuần tra dọc theo Đường kiểm soát thực tế tại khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, dẫn đến việc rút quân và giải quyết các vấn đề phát sinh tại các khu vực này vào năm 2020".

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã trở nên căng thẳng khi 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong các cuộc đụng độ trên biên giới chưa được phân định rõ ràng vào năm 2020.

Trong 4 năm qua, các cuộc đàm phán ngoại giao và quân sự nhằm chấm dứt bế tắc gây tổn hại đến quan hệ kinh doanh giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới tiến triển chậm chạp. New Delhi thắt chặt giám sát các khoản đầu tư từ các công ty Trung Quốc và dừng các dự án lớn.

Đầu tháng này, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ, Tướng Upendra Dwivedi cho biết New Delhi muốn khôi phục tình trạng tại biên giới phía tây dãy Himalaya về mức trước tháng 4/2020 khi căng thẳng bắt đầu.

Ông Dwivedi cho biết hai bên đã giải quyết được "những việc dễ làm", đồng thời nói thêm rằng đã có "tín hiệu tích cực" từ phía ngoại giao. Việc thực hiện trên thực địa phụ thuộc vào các chỉ huy quân sự của hai nước.

Liên quan, ngày 20/10, ít nhất 7 người thương vong tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, trong vụ tấn công ở một công trường xây dựng, Reuters đưa tin.

Giới chức địa phương xác nhận, 6 công nhân và 1 bác sĩ đã thiệt mạng, trong khi 5 người khác bị thương trong vụ tấn công. Đây là một trong những vụ tấn công nghiêm trọng nhất trong năm nay nhằm vào dân thường tại khu vực này.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah gọi vụ tấn công là "hành động hèn nhát đáng khinh".

Kashmir là vùng lãnh thổ có đa số người theo đạo Hồi sinh sống. Nơi đây chia thành hai phần do Ấn Độ và Pakistan quản lý, song hai nước đều nhận chủ quyền toàn bộ vùng lãnh thổ này.

Trước đó, cảnh sát đã tìm thấy thi thể đầy vết đạn của một công nhân đến từ bang Bihar, Ấn Độ tại khu vực Shopian thuộc Kashmir hồi tuần trước.

Tháng 7 vừa qua, ít nhất 9 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong 2 vụ tấn công riêng biệt do những kẻ tình nghi là phiến quân thực hiện cũng tại khu vực này.

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

(GLO)- Ngày 19-2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đó, Quốc hội vẫn giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND, trừ một số đơn vị hành chính cụ thể do Quốc hội quyết định.

Vụ đâm xe và lời hứa hẹn của ông Trump tại hội nghị Munich về hòa bình cho Ukraine

Vụ đâm xe và lời hứa hẹn của ông Trump tại hội nghị Munich về hòa bình cho Ukraine

(GLO)- Ngày 14/2, tại thành phố Mumich, Đức đã diễn ra hội nghị an ninh toàn cầu kéo dài trong 3 ngày, với sự tham gia của nhiều nhân vật hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới. Theo CNN, nhà chức trách Đức đã tăng cường ít nhất 5.000 cảnh sát để đảm bảo an ninh sự kiện này.