Quân đội Myanmar rút lực lượng khỏi biên giới giáp Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 6/8, người đứng đầu chính quyền quân sự cho biết quân đội Myanmar cho biết đã rút khỏi một số vị trí gần biên giới Trung Quốc để ưu tiên "sự an toàn của người dân" .
Thành viên quân đội Arakan trong ảnh công bố tháng 4/2023. Ảnh: AA

Thành viên quân đội Arakan trong ảnh công bố tháng 4/2023. Ảnh: AA

Thông báo được đưa ra sau khi liên minh các nhóm vũ trang sắc tộc tuyên bố đã đẩy lùi lực lượng của chính quyền.

Giao tranh bùng lên ở bang Shan, miền đông Myanmar kể từ cuối tháng 6, khi Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA) tấn công mạnh vào các căn cứ quân sự dọc theo tuyến đường thương mại quan trọng với Trung Quốc.

"Liên quan đến tình hình của bang Shan, lực lượng an ninh đã rút lui khỏi vị trí của họ sau khi xem xét tình hình an ninh khu vực hiện tại và sự an toàn của người dân", thống tướng Min Aung Hlaing cho biết trong bài phát biểu trên truyền hình nhà nước tối 5/8.

"Chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo hòa bình và ổn định, không chỉ ở bang Shan mà trên cả nước”, ông nói thêm.

Vài ngày trước, lực lượng MNDAA tuyên bố đã chiếm được một cơ quan chỉ huy quân sự khu vực sau nhiều tuần giao tranh, tạo nên một đòn giáng mạnh vào chính quyền quân sự.

Các chiến binh "đã chiếm được toàn bộ trụ sở của bộ chỉ huy quân sự đông bắc" ở Lashio, MNDAA cho biết trong tuyên bố đưa ra cuối tuần qua.

Ngày 4/8, Thiếu tướng Zaw Min Tun, người phát ngôn của chính quyền quân sự, thừa nhận quân đội đã mất liên lạc với các sĩ quan cấp cao của bộ chỉ huy sau cuộc giao tranh dữ dội ở khu vực.

"Lần cuối chúng tôi liên lạc được với các sĩ quan cấp cao là vào lúc 6h30 ngày 3/8 và chúng tôi đã mất liên lạc với họ cho đến tận bây giờ. Theo các báo cáo vẫn đang được xác nhận, phiến quân đã bắt giữ một số sĩ quan cấp cao", ông cho biết.

Hàng chục thường dân đã thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc giao tranh gần đây. Vùng biên giới của Myanmar là địa bàn hoạt động của nhiều nhóm vũ trang sắc tộc. Họ chiến đấu với quân đội nhằm đòi quyền tự chủ và kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ khi Myanmar độc lập khỏi Anh năm 1948.

Một số đã cung cấp nơi trú ẩn và huấn luyện cho "Lực lượng Phòng vệ nhân dân" chống lại chính quyền quân sự, sau khi nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2021.

Trung Quốc là đồng minh lớn và là nhà cung cấp vũ khí cho chính quyền quân sự Myanmar, nhưng các nhà phân tích cho biết Bắc Kinh cũng duy trì quan hệ với các nhóm vũ trang sắc tộc kiểm soát vùng lãnh thổ giáp Trung Quốc.

Ngày 5/8, ông Min Aung Hlaing cho biết liên minh nổi dậy đã nhận được vũ khí, bao gồm máy bay không người lái và tên lửa tầm ngắn, từ "nước ngoài", nhưng ông không nói cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu trên sóng truyền hình ngày 7-12. Ảnh: REUTERS

Đề xuất dự luật điều tra đặc biệt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

(GLO)- Ngày 10-12, trong một cuộc họp kín của các nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền, ông Han Dong-hoon, lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền cho biết sẽ thúc đẩy dự luật riêng kêu gọi một cuộc điều tra đặc biệt đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol liên quan đến vụ thiết quân luật.

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

(GLO)- Khuya 9/12, người phát ngôn lực lượng nổi dậy Quân đội Arakan (Myanmar) Khaing Thukha, tuyên bố tổ chức này đã chiếm được căn cứ quân sự lớn ở thị trấn Maungdaw (bang Rakhine), theo trang tin Mint. Chuẩn tướng quân đội Thurein Tun, chỉ huy căn cứ đã bị bắt khi đang tìm cách chạy thoát.

Tổng thống Hàn Quốc lâm vào đường cùng

Tổng thống Hàn Quốc lâm vào đường cùng

(GLO)- Trong bối cảnh sức ép gia tăng sau nỗ lực ban bố thiết quân luật bất thành trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 6/12 cam kết lắng nghe và xem xét kỹ lưỡng những lo ngại của lãnh đạo đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền.