Phe nổi dậy Myanmar gia hạn ngừng bắn với chính quyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một liên minh của các nhóm vũ trang sắc tộc ở Myanmar đã đồng ý gia hạn lệnh ngừng bắn với chính quyền nước này ở bang Shan sau 'áp lực' từ Trung Quốc, theo thủ lĩnh của một nhóm trong liên minh.

Lệnh ngừng bắn nói trên, được kéo dài đến ngày 31.7, được đưa ra sau khi các cuộc đụng độ gần đầy đã dẫn tới liên minh của 3 nhóm vũ trang sắc tộc Myanmar "Liên minh 3 anh em" chiếm giữ lãnh thổ từ tay quân đội Myanmar dọc theo đường cao tốc chiến lược tới Trung Quốc, theo AFP.

Bức ảnh được chụp ngày 3.7 cho thấy các thành viên của nhóm vũ trang Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang (TNLA) ở trên một chiếc xe trong bang Shan thuộc phía bắc Myanmar

Bức ảnh được chụp ngày 3.7 cho thấy các thành viên của nhóm vũ trang Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang (TNLA) ở trên một chiếc xe trong bang Shan thuộc phía bắc Myanmar

Khu vực này đã rung chuyển vì giao tranh kể từ cuối tháng trước, khi Liên minh 3 anh em khôi phục cuộc tấn công chống lại binh sĩ thuộc chính quyền quân sự Myanmar dọc con đường tới tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Liên minh 3 anh em, bao gồm các nhóm Quân đội Giải phóng quốc gia Ta'ang (TNLA), Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA) và Quân đội Arakan (AA), lúc đầu đồng ý ngừng bắn 4 ngày từ 14-18.7. Tuy nhiên, AA không đồng ý ngừng bắn.

"Trung Quốc đã gây áp lực rất lớn để chúng tôi phải ngừng bắn ngay lập tức. Vì vậy, chúng tôi phải làm điều đó vì chúng tôi không thể tránh được", thủ lĩnh TNLA yêu cầu giấu tên nói với AFP.

Vị thủ lĩnh TNLA cảnh báo rằng nếu quân đội Myanmar tiến hành các cuộc tấn công vào chiến binh của liên minh hoặc tiếp tục ném bom vào dân thường trong thời gian ngừng bắn, họ sẽ "tấn công trả đũa".

Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc cũng như chính quyền quân sự Myanmar về tiết lộ trên của vị thủ lĩnh TNLA.

Các cuộc đụng độ ở bang Shan thuộc phía bắc Myanmar kể từ tháng trước đã phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn do Bắc Kinh làm trung gian vào tháng 1. Tuy nhiên, thỏa thuận ngừng bắn mới không bao gồm khu vực Mandalay lân cận, nơi các thành viên của liên minh và những nhóm vũ trang khác đã chiến đấu chống lại quân đội Myanmar trong những tuần gần đây.

Trung Quốc là đồng minh và nhà cung cấp vũ khí lớn đối với chính quyền quân sự Myanmar, nhưng giới phân tích cho rằng Bắc Kinh cũng duy trì mối quan hệ với các nhóm sắc tộc có vũ trang ở Myanmar kiểm soát lãnh thổ gần biên giới với Trung Quốc, theo AFP.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.