Trồng loại nấm đen đen lại "khó tính", một ông nông dân ở Quảng Nam có của ăn của để

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ nấm mối đen hằng ngày cao nên ông Dương Thái Phong (37 tuổi, tổ 10, khối phố Thanh Nam, phường Cẩm Nam, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) đầu tư trồng nấm mối đen hữu cơ và mang về thu nhập ổn định.

Cơ duyên đến với nấm mối đen

Chia sẻ với phóng viên, ông Dương Thái Phong cho biết, cuối năm 2019 ông học nghề trồng nấm mối đen tại Công ty TNHH MTV Nông trại FuHa (tại TP.HCM). "Công ty đã hỗ trợ gia đình tôi lắp đặt nhà xưởng, cung cấp phôi, chuyển giao công nghệ trồng nấm và cam kết bao tiêu sản phẩm"- ông Phong kể lại.

Năm đầu tiên trồng thử nghiệm, ông Phong xây dựng khoảng 100m2 nhà xưởng trồng nấm mối đen hữu cơ theo quy trình khép kín. Tổng chi phí lúc đó rơi vào khoảng 250 triệu đồng. Sau khi họp bàn và thống nhất, ông lấy tên là cơ sở nuôi trồng và sản xuất nấm mối Uyên Khang.


 

 Ông Dương Thái Phong đang chăm sóc phôi trong trại nấm. Ảnh: Q.N
Ông Dương Thái Phong đang chăm sóc phôi trong trại nấm. Ảnh: Q.N

"Hội Nông dân phường sẽ giúp ông Phong đăng ký mã vạch, tạo thương hiệu sản phẩm nấm mối đen hướng đến tham gia Chương trình OCOP".

Bà Lê Thị Bích Dung - Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Cẩm Nam (TP.Hội An)

Nhận thấy bước đầu có đã có những ổn định ở khâu thử nghiệm, ông Phong tiếp tục mua thêm 8.000 phôi nấm của Công ty FuHa. Không may mắn thay, khi những mẻ nấm chính thức ra đời cũng là lúc dịch Covid-19 bùng phát, công ty của ông khó tiêu thụ sản phẩm nên ông Phong rơi vào tình trạng thua lỗ.

Không nản chí, năm 2020, ông Phong tiếp tục sản xuất và tìm kiếm nguồn phôi đảm bảo chất lượng từ TP.HCM về trồng ổn định cho đến nay.

"Hiện nay, mỗi đợt tôi nuôi trồng 5.000 phôi giống. Phôi giống sau khi nhập về trại xếp phôi lên kệ trồng, cài đặt nhiệt độ trong nhà khoảng 24-28 độ C, độ ẩm khoảng 86-92%. Chờ khoảng 7-10 ngày cho phôi ổn định, sau đó mở nắp, phủ cát dày khoảng 3-5cm lên mặt bịch nấm, kích ẩm khoảng 20 ngày sau sẽ cho nấm.

Hướng tới sản phẩm OCOP

Cây nấm dài khoảng 2-12cm là thu hoạch được. Nấm có thể thu hoạch cả ngày, năng suất tập trung chủ yếu ở đợt 1. Nếu phôi giống tốt và quá trình nuôi trồng chăm sóc không bị nhiễm bệnh thì trung bình thu hoạch trên 10kg nấm thô/ngày và kéo dài cho đến khi hết nấm" – ông Phong chia sẻ.

Cũng theo ông Phong, chu kỳ trồng nấm mối đen theo phương pháp hữu cơ, một vụ thu hoạch trong khoảng thời gian 3 - 4 tháng, nhưng đòi hỏi kỹ thuật rất khắt khe từ khâu xử lý phôi nấm đến khâu nuôi trồng, phải đảm bảo sạch hoàn toàn.

Để tìm đầu ra ổn định cho nấm mối đen, thời gian đầu ông Phong chào bán ở các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hội An và bán hàng qua các trang mạng xã hội như lập fanpage, Zalo… để giới thiệu nấm và kết nối với người tiêu dùng. Với giá nấm mối đen trung bình từ 250.000 - 300.000 đồng/kg, một mùa nấm kéo dài khoảng 4 tháng, ông thu lãi trên 30 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ nấm của ông Phong ngày càng được mở rộng như Hội An, Tam Kỳ, Đà Nẵng, TP.HCM. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu, ông đã chọn sản xuất theo hướng hữu cơ để tạo ra sản phẩm nấm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Ông Phong dự định sẽ đầu tư mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật trồng nấm mối đen theo công nghệ 4.0, trong thời gian tới.

Bà Lê Thị Bích Dung – Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Cẩm Nam (TP.Hội An) cho biết, qua theo dõi mô hình trồng nấm mối đen hữu cơ của ông Dương Thái Phong thì thấy rằng đây là một mô hình sản xuất mới, đầu ra sản phẩm dần ổn định, giá bán cao.

 

https://danviet.vn/trong-loai-nam-den-den-lai-kho-tinh-mot-ong-nong-dan-o-quang-nam-co-cua-an-cua-de-20210808180314515.htm

Theo Q.N (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.