Trồng bắp tím Nữ hoàng cho thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước đây, gia đình chị Tươi chuyên trồng bắp nếp. Tuy nhiên, loại bắp này ngày càng rẻ, khó tiêu thụ do cung nhiều hơn cầu. Năm 2019, sau khi tham dự một hội thảo về giống cây trồng, chị quyết định chuyển đổi 2 sào rẫy sang trồng giống bắp tím Nữ hoàng. Sau 70 ngày, bắp cho thu hoạch. Vì là giống bắp lạ, trông bắt mắt, lại có hàm lượng dinh dưỡng cao nên nhiều khách hàng hỏi mua. Chỉ trong gần 1 tuần, toàn bộ lượng bắp tím đã được bán hết. Với giá bán sỉ 4 ngàn đồng/trái, sau khi trừ chi phí, anh chị thu lãi gần 10 triệu đồng/sào.



Thấy hiệu quả, đầu năm 2020, chị Tươi đầu tư trồng 1 ha bắp tím Nữ hoàng. Anh Nguyễn Văn Hải (chồng chị Tươi) chia sẻ: Loại bắp này có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu hạn tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Tuy chi phí giống cao hơn các loại bắp khác trên 100.000 đồng/sào nhưng giá bán lại cao gấp đôi. “Nếu trồng bắp nếp, mỗi sào chi phí 700 ngàn đồng tiền giống thì trồng bắp tím tốn khoảng 870 ngàn đồng. Bù lại, giá bắp tím là 4 ngàn đồng/trái, trong khi bắp nếp chỉ 2.000 đồng/trái. Sau khi trừ chi phí, 1 sào bắp tím lãi gần 10 triệu đồng, cao gấp đôi so với bắp nếp”-anh Hải tính toán.

 Chị Trần Thị Tươi (tổ 5, phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa) thu hoạch bắp tím Nữ hoàng. Ảnh: V.C
Chị Trần Thị Tươi (tổ 5, phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa, Gia Lai) thu hoạch bắp tím Nữ hoàng. Ảnh: V.C



Để kịp giao hàng cho khách, nhiều hôm, vợ chồng chị Tươi phải bẻ bắp từ 2 giờ sáng. Do chưa có nơi nhận bao tiêu sản phẩm nên chị chủ yếu bán bắp qua mạng xã hội. Thị trường tiêu thụ loại bắp này trải rộng ra nhiều tỉnh, thành. Bận rộn cả ngày vì phải đóng hàng gửi xe cho khách nhưng anh chị rất vui vì bắp tím Nữ hoàng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Bắp tím Nữ hoàng vỏ màu xanh có pha chút đỏ. Lõi bắp màu đỏ thẫm, hạt bên ngoài màu tím, bên trong màu vàng, có mùi thơm nhẹ. Loại bắp này có thể ăn sống, luộc, xào, đặc biệt nấu chè rất ngon. Gia đình chị Tươi là hộ đầu tiên ở Ayun Pa trồng bắp tím Nữ hoàng. Từ đầu năm đến nay, chị đã trồng được 2 vụ và chuẩn bị trồng tiếp vụ thứ 3. Với 1 ha trồng bắp tím, gia đình chị Tươi thu được gần 300 triệu đồng/năm.

Chị Tươi dự định mở rộng diện tích trồng bắp tím Nữ hoàng. Thấy gia đình chị trồng bắp cho hiệu quả cao, nhiều người tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Không ngần ngại, chị tận tình chia sẻ quy trình kỹ thuật trồng với hy vọng khi giống bắp này được nhân rộng sẽ thu hút các công ty thu mua, chế biến nông sản về liên kết bao tiêu sản phẩm, giúp bà con phát triển kinh tế.

Ông Trần Đức Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Ayun Pa-cho biết: Trên địa bàn thị xã có 510 ha bắp, hầu hết trồng giống bắp nếp. 2 năm trở lại đây, một số hộ dân bắt đầu chuyển đổi sang trồng bắp Mỹ và bắp tím. Sắp tới, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế từ các giống bắp mới này để có hướng phát triển phù hợp. Tuy nhiên, do đầu ra chưa ổn định nên Trung tâm cũng khuyến cáo bà con thận trọng khi mở rộng diện tích bắp tím.

 VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.