Triển vọng nuôi cá lồng ở Đak Krong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã tận dụng mặt nước hồ thủy điện trên địa bàn để nuôi cá lồng. Đây là hướng đi mới giúp cho HTX đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao đời sống cho thành viên và người dân.
 


Trước đây, HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong chủ yếu mua bán, ký gửi và sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Đầu tháng 9-2020, HTX đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh triển khai thêm mô hình nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Đak Krong.

Ông Trịnh Khắc Dương-Giám đốc HTX-chia sẻ: “Với mong muốn đa dạng hóa ngành nghề để tăng thu nhập, chúng tôi đã tận dụng diện tích mặt nước trên địa bàn để triển khai mô hình nuôi cá lồng với sự tham gia góp vốn của 10 thành viên”.

  Mô hình nuôi cá lồng của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong (huyện Đak Đoa) phát triển tốt. Ảnh: Lê Nam
Mô hình nuôi cá lồng của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong (huyện Đak Đoa) phát triển tốt. Ảnh: Lê Nam


Vừa qua, HTX đã cử một số thành viên tham gia các lớp tập huấn và tham quan một số mô hình nuôi cá trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, mô hình nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật của cán bộ Trung tâm Giống thủy sản tỉnh.

“Đến nay, các loại cá rô phi đơn tính, diêu hồng và lăng đuôi đỏ nuôi lồng bè phát triển tốt và thích nghi với điều kiện khí hậu, nguồn nước ở đây. Trong đó, cá rô phi đơn tính và diêu hồng lúc đầu thả khoảng 25-30 con/kg, sau 2 tháng nuôi cá đã đạt trọng lượng 3-5 con/kg. Chúng tôi dự kiến nuôi thêm khoảng 3-4 tháng nữa là có thể thu hoạch. Nếu giá cá thương phẩm vẫn giữ trên 40.000 đồng/kg như hiện nay thì sau khi trừ chi phí chúng tôi có thể đạt lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên, đầu ra của sản phẩm chưa có nên HTX đang xúc tiến. Còn cá lăng đuôi đỏ chúng tôi nuôi thêm 1-2 năm mới cho thu hoạch có thể đạt trọng lượng 1,5-3 kg/con”-ông Dương thông tin.

Mô hình nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Đak Krong của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong được Trung tâm Giống thủy sản tỉnh hỗ trợ với tổng kinh phí gần 63 triệu đồng. Ngoài ra, Trung tâm còn hỗ trợ 50% thức ăn với tổng kinh phí 128,7 triệu đồng và hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nuôi cá. Còn HTX đối ứng 50% kinh phí thức ăn; thực hiện làm 4 lồng bè nuôi cá (mỗi bè có diện tích 36 m2) với tổng kinh phí gần 130 triệu đồng và công chăm sóc cá.

Ông Phạm Hữu Phước-Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản tỉnh-cho hay: Ngoài hỗ trợ cá giống và một nửa số thức ăn cho cá, Trung tâm còn cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi. Với diện tích mặt nước còn nhiều, xã Đak Krong rất có tiềm năng nhân rộng mô hình để đa dạng hóa ngành nghề, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Đak Đoa có lợi thế diện tích mặt nước lớn từ các công trình thủy điện, hồ đập thủy lợi, ao, hồ để nuôi trồng thủy sản. Nếu so sánh về kinh tế với các đối tượng cây trồng, vật nuôi khác thì nuôi cá lồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Chính quyền địa phương và ngành Nông nghiệp và PTNT huyện cũng đang tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp và cố gắng tìm đầu ra cho sản phẩm thủy sản trên địa bàn.

“Về lâu dài, huyện sẽ nhân rộng mô hình này ra toàn huyện. Đây chính là hướng phát triển kinh tế mới, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện khẳng định.

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.