Trên 12,9 triệu người Trung Quốc tham gia kỳ thi đại học năm nay

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Kỳ thi khốc liệt nhất thế giới này dự kiến bắt đầu vào ngày 7/6 và đây cũng là kỳ thi cao khảo đầu tiên kể từ khi Trung Quốc hạ cấp quản lý đại dịch COVID-19.
Các thí sinh ở Phúc Châu trong kỳ thi tuyển đại học năm 2022. Ảnh: THX

Các thí sinh ở Phúc Châu trong kỳ thi tuyển đại học năm 2022. Ảnh: THX

Theo số liệu do Bộ Giáo dục Trung Quốc, 12,91 triệu người đăng ký tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc năm nay, đánh dấu mức tăng 980.000 thí sinh so với năm 2022.

Nhằm loại bỏ các sai phạm có thể xảy ra trong kỳ thi, Bộ Công an Trung Quốc đã phát động chiến dịch "đưa ra ánh sáng" những vụ việc liên quan đến gian lận có tổ chức, dùng thiết bị chụp ảnh bí mật để gian lận trong kỳ thi...

Một số tỉnh như Quảng Đông và Vân Nam đã nâng cấp kiểm tra an ninh, bao gồm lắp đặt thiết bị kiểm tra an ninh thông minh lần đầu tiên để phát hiện bất kỳ thiết bị điện tử nào, như điện thoại di động, tai nghe, đồng hồ điện tử hoặc thiết bị hỗ trợ gian lận khác.

Thành phố Tất Tiết ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc, thậm chí còn yêu cầu thí sinh phải trải qua ba bước kiểm tra an ninh trước khi vào địa điểm thi.

Ngoài khả năng phát hiện thiết bị gian lận, hệ thống kiểm tra an ninh thông minh còn tích hợp công nghệ nhận dạng khuôn mặt để tránh trường hợp người khác đi thi thay thí sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hạnh phúc nghề giáo

Nghề cao quý

(GLO)- Đôn-ki-xtôi có câu: “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Hàng năm, khi tháng 11 về với nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, những người “lái đò thầm lặng” lại cảm thấy lâng lâng niềm hạnh phúc.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.