Trao giấy chứng nhận nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 20 nghệ nhân Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 30-8, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT và DL) Gia Lai tổ chức bế mạc, trao chứng nhận cho 20 học viên tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể.

Các học viên là nghệ nhân Bahnar đến từ các huyện: Kông Chro, Kbang, Đak Pơ, Chư Sê, Mang Yang, Chư Păh và thị xã An Khê. Tham gia lớp tập huấn, các học viên được Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Phạm Chí Khánh, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền thuộc Ban Nghiên cứu nghệ thuật (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) truyền đạt các kiến thức, kỹ năng chỉnh chiêng một cách có hệ thống cũng như kỹ thuật trình diễn cồng chiêng…

Tại buổi bế mạc, các học viên đã trình tấu tiết mục cồng chiêng của người Bahnar để minh chứng về kết quả gần 10 ngày lĩnh hội kiến thức, kỹ năng được truyền đạt.

Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Phạm Chí Khánh hướng dẫn một số kỹ năng trong chỉnh âm cồng chiêng cho các học viên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Phạm Chí Khánh hướng dẫn một số kỹ năng trong chỉnh âm cồng chiêng cho các học viên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phát biểu tại buổi bế mạc, ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở VH-TT và DL gửi lời cảm ơn tới Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Phạm Chí Khánh và nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền đã tham gia truyền đạt các kiến thức, kinh nghiệm cho các học viên. Giám đốc Sở VH-TT và DL ghi nhận và đánh giá cao tinh thần học hỏi của các học viên, nỗ lực hoàn thành các nội dung tập huấn; đồng thời mong muốn với những kiến thức đã lĩnh hội được, các học viên sẽ truyền đạt lại cho cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ tại buôn làng để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Ban tổ chức trao chứng nhận cho các nghệ nhân tham gia lớp tập huấn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ban tổ chức trao chứng nhận cho các nghệ nhân tham gia lớp tập huấn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dịp này, Sở VH-TT và DL đã trao giấy chứng nhận cho 20 học viên, trao giấy khen cho 2 học viên xuất sắc. Lớp tập huấn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai năm 2023 (Dự án 6).

Được biết, trong tháng 9-2023, Sở VH-TT và DL sẽ tiếp tục mở lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho các học viên là người Jrai.

Có thể bạn quan tâm

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.