Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho nghệ nhân Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 21-8, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 20 học viên là nghệ nhân trẻ người Bahnar đến từ 6 huyện và thị xã An Khê. Đây là hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong thời gian 12 ngày (từ 21-8 đến 1-9), các nghệ nhân Banhar được Nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc Phạm Chí Khánh (Nhà hát Tuồng Việt Nam), nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền-Ban nghiên cứu nghệ thuật (Viện Văn hóa-Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) tập huấn một số nội dung về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là kỹ năng chỉnh chiêng, vai trò của thang âm cồng chiêng, nguyên lý của việc chỉnh âm, cấu tạo các loại cồng chiêng; thực hành kỹ thuật gò chỉnh cồng chiêng; nhận diện từng loại thang âm cồng chiêng…

Quang cảnh lễ khai mạc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Quang cảnh lễ khai mạc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết, từ khi Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản độc đáo này. Trong đó, ngành văn hóa đã tổ chức kiểm kê số lượng cồng chiêng trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức các liên hoan, lễ hội cồng chiêng từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Tỉnh Gia Lai 2 lần tổ chức Festival vào các năm 2009 và 2018; lập hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú cho các nghệ nhân trình diễn cồng chiêng và chỉnh chiêng giỏi của địa phương.

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền-Ban nghiên cứu nghệ thuật, Viện Văn hóa-Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền-Ban nghiên cứu nghệ thuật, Viện Văn hóa-Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hơn 10 năm qua, nhiều lớp tập huấn trình diễn cồng chiêng và chỉnh chiêng được tổ chức ở các cấp, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc cầm tay, chỉ việc, phụ thuộc vào kinh nghiệm của những nghệ nhân đi trước. Lớp tập huấn lần này được tổ chức theo phương pháp mới dưới sự hướng dẫn của các nhà nghiên cứu. Những kiến thức, kỹ năng được truyền đạt một cách có hệ thống, giúp nghệ nhân Bahnar áp dụng, thực hiện tốt việc bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là có thể truyền dạy lại cho cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

(GLO)- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk khai mạc triển lãm và trao giải tác phẩm trại sáng tác mỹ thuật “Voi-Niềm tự hào của Buôn Đôn, Đắk Lắk”. Giải A duy nhất đã được trao cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (Gia Lai).

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.