Tổng Liên đoàn giữ mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 8%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng LĐLĐ Việt Nam, đại diện cho người lao động vẫn giữ nguyên mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 8% tại phiên thương lượng lần thứ 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia đang diễn ra sáng nay 26-7.

Phiên thương lượng lần thứ 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia đang diễn ra sáng nay 26-7 tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ảnh: Văn Duẩn
Phiên thương lượng lần thứ 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia đang diễn ra sáng nay 26-7 tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.



9 giờ sáng nay 26-7, tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ 2, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Cuộc họp nhằm thương lượng việc tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2019 cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

 

 Cuộc họp thương lượng đang diễn ra
Cuộc họp thương lượng đang diễn ra



Trao đổi với Báo Người Lao Động trước khi cuộc họp diễn ra, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính cho biết đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn giữ nguyên mức đề xuất như phiên thương lượng lần thứ nhất, đó là đề nghị mức tăng LTT vùng năm 2019 là 8%.

Còn ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đại diện cho giới chủ, chỉ nói ngắn gọn: "Chưa thể biết được, tùy theo việc thương lượng. Tuy nhiên, mức đề xuất có thể khác lần thương lượng lần 1 một chút".

Được biết, tại cuộc họp thương lượng lần 1 diễn ra ngày 9-7 vừa qua, phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất tăng LTT vùng năm 2019 cho người lao động là 8%. Trong khi đó, phía VCCI đề xuất không tăng LTT vùng trong năm 2019.

Theo thông tin Báo Người Lao Động có được, trước sự vênh nhau trong đề xuất mức tăng lương năm 2019, có thể phía Bộ LĐ-TB-XH, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, sẽ đưa ra một mức tăng lương năm 2019, để "kéo" hai phía đại diện cho người lao động và sử dụng lao động "xích lại gần nhau hơn".

Tuy nhiên, rất khó để các bên có thể "chốt" được mức tăng LTT vùng năm 2019 tại phiên thương lượng lần thứ 2 này.

Sáng qua 25-7, phát biểu tại buổi làm việc của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam với Thủ tướng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính cho biết tại phiên thương lượng lần thứ nhất về nâng LTT vùng năm 2019 của Hội đồng Tiền lương quốc gia vừa qua, phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị tăng 8%, trong khi đại diện giới chủ đề nghị không tăng.

Ông Chính cho biết theo lộ trình, đến năm 2020, mức LTT bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Tuy nhiên, hiện mức LTT vùng đã đáp ứng được 92% mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Như vậy, theo ông Chính, chỉ còn 2 năm nữa để bảo đảm mức tăng 8%, chia ra mỗi năm 2019, 2020, phải tăng 4%.

Ngoài ra, việc điều chỉnh LTT phải phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế cả nước 6 tháng đầu năm (đạt 7,08%, mức cao nhất trong 7 năm qua), chỉ số lạm phát (CPI) cả năm dự kiến tăng 4%. "Như vậy, cộng 4% của chỉ số lạm phát và 4% của mức thiếu hụt tiền LTT, ít nhất năm 2019 phải tăng lương ở mức 8%" - ông Chính nói và đề nghị Chính phủ quan tâm định hướng việc nâng LTT năm 2019 cho người lao động với mức thỏa đáng.

Văn Duẩn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.