Tỉnh Phú Yên đề nghị các nhà máy thủy điện xả nước để cứu lúa khô hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi trực tiếp kiểm tra diện tích lúa bị khô cháy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các nhà máy thủy điện vận hành xả nước chống hạn, nếu không sẽ bồi thường thiệt hại.

Nhiều diện tích lúa khô hạn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang chờ cấp nước. Ảnh nguồn LĐO
Nhiều diện tích lúa khô hạn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang chờ cấp nước. Ảnh nguồn LĐO


Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nước tưới về muộn khiến cả ngàn hecta lúa trên địa bàn tỉnh Phú Yên bị khô cháy.
 
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, vụ Hè Thu năm 2022 có hơn 24.200 ha lúa đã gieo sạ. Hệ thống thủy nông Đồng Cam (hệ thống thủy lợi lớn nhất tỉnh Phú Yên) phục vụ cấp nước tưới phục vụ cho 14.513 ha thuộc các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, thị xã Đông Hòa, các xã phía Nam huyện Tuy An và TP. Tuy Hòa. Tuy nhiên do nắng nóng và thiếu nước tưới dẫn đến đã có 1.100 ha lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng bị khô hạn nặng.

Theo báo Lao Động, thời gian qua, trong quá trình cấp nước tưới phục vụ sản xuất và dân sinh vùng hạ du của các nhà máy thủy điện: Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H’Năng có nhiều ngày ngắt quãng, không liên tục đã gây thiếu hụt nguồn nước về đầu mối hệ thống thủy nông Đồng Cam. Đáng chú ý, có thời điểm lượng nước đo được ở mức thấp (-0,28m so với ngưỡng tràn).

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu 3 nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H’Năng phối hợp chặt chẽ chạy máy (vận hành) phát điện liên tục để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh, nhất là trong các tháng mùa khô, hạn năm nay.

Lưu lượng nước xả tối thiểu cần đảm bảo là 35-40 m3/s để bổ sung nước cho hệ thống thủy lợi Đồng Cam; các trạm bơm tưới trên sông Ba thuộc huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Nhà máy thủy điện Sông Hinh chạy máy phát điện liên tục để đảm bảo cấp nước tưới cho diện.

 

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.