Tỉnh nghèo bỏ hoang công trình tiền tỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Nhiều tỉnh thu ngân sách hằng năm không đủ chi thường xuyên nhưng để công trình tiền tỉ xây lên rồi bỏ hoang, lãng phí về ngân sách.



Năm 2016, trên cơ sở đề nghị của trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và Trưởng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản (viết tắt là Ban quản lý) huyện, UBND huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai phê duyệt đầu tư công trình nhà ăn, nhà tiếp khách với tổng mức đầu tư hơn 3,8 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách huyện.

Sử dụng đôi lần rồi đóng cửa

Công tình 2 tầng có tổng diện tích hơn 1.000 m2 do Ban quản lý làm chủ đầu tư. Khởi công từ tháng 6-2017, đến tháng 11-2017, công trình được nghiệm thu, đưa vào sử dụng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện, cho biết ban đầu công trình xây dựng nhằm phục vụ cho cán bộ, viên chức liên cơ quan tại huyện Phú Thiện có điều kiện ăn trưa, ăn chiều. Huyện cũng có nơi để tiếp khách mà không phải ra quán xá. Tuy nhiên, đã hơn 2 năm hoàn thành, công trình luôn đóng kín cửa, nằm phơi nắng phơi sương mà không được sử dụng. Theo một cán bộ đang công tác tại huyện Phú Thiện, từ khi đi vào hoạt động đến nay mới chỉ "một vài lần" thuê người về nấu ăn, phục vụ cho cán bộ.

Ông Tuấn cho hay ban đầu giao công trình trên cho Văn phòng UBND huyện quản lý. Tuy nhiên, theo quy định phải giao cho đơn vị sự nghiệp và vừa mới giao về cho Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao huyện quản lý. Theo phương án sử dụng công trình mà Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao huyện đã xây dựng, công trình này sẽ được sử dụng theo hình thức xã hội hóa hoặc tiến hành đấu thầu. Hiện phương án này đang trình Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phê duyệt.


 

 Nhà ăn, nhà tiếp khách với kinh phí 3,8 tỉ đồng ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai ít khi sử dụngẢnh: HOÀNG THANH
Nhà ăn, nhà tiếp khách với kinh phí 3,8 tỉ đồng ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai ít khi sử dụngẢnh: HOÀNG THANH



Trường mầm non thành nơi nuôi gà

Trong khi đó, tại tỉnh Đắk Nông, điểm Trường Mầm non Sơn Ca (thị trấn Đức An, huyện Đắk Song) đang xuống cấp. Điểm trường này từng được xây dựng khang trang trên diện tích gần 4.000 m2 với 4 phòng học kiên cố, đầy đủ các công trình phụ trợ như khu vui chơi, dụng cụ học tập ngoại khóa. Sau nhiều năm bỏ hoang, hiện nay, phòng học đã bị xuống cấp nghiêm trọng, cửa kính bị đập vỡ, người dân vào ở, nuôi gà, sản xuất nước mắm, lập bàn thờ trong phòng học.

Ông T.N.C (có con theo học tại Trường Mầm non Sơn Ca) cho biết khuôn viên trường học ở điểm trường chính chật hẹp, các cháu không có chỗ vui chơi. Trong khi điểm trường được cho là lẻ này (cách khoảng 500 m) thì khang trang, tốn rất nhiều tiền ngân sách nhưng để hoang.

"Trước đây, chúng tôi kiến nghị hiệu trưởng nhà trường chuyển con em về đây học tập nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận" - ông C. nói.

Một lãnh đạo Trường Mầm non Sơn Ca cho rằng trước đây, tổ chức cho học sinh học tập thường xuyên nhưng những năm gần đây, do lượng học sinh giảm nên điểm trường này dừng hoạt động. Tháng 4-2018, trường có văn bản báo cáo tình trạng xuống cấp của điểm trường và đề xuất phương án khắc phục. Theo đó, nhà trường kiến nghị bàn giao toàn điểm trường về cho UBND thị trấn Đức An quản lý hoặc bố trí thêm kinh phí sửa chữa, xây mới các phòng học để chuyển điểm chính về điểm lẻ này nhưng không được đồng ý.

Theo UBND huyện Đắk Song, hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Ca, UBND thị trấn Đức An đã có báo cáo và trình phương án sử dụng. Đồng thời, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp của huyện cũng xin mượn điểm trường để sử dụng. Huyện đã chỉ đạo duy trì quỹ đất tại điểm trường này để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong năm 2022. Sau đó, điểm trường được bố trí 1 phòng làm việc, 1 phòng kho chứa thiết bị và đồ dùng, 1 phòng cho bảo vệ ở để trông coi cơ sở vật chất. Trong quá trình ở và sinh hoạt, ông Nguyễn Ngọc Thắng (bảo vệ) tổ chức làm nước mắm, nuôi gà, lập bàn thờ trong phòng học là tự phát. Huyện đã chỉ đạo kiểm tra, sớm xử lý.

Cũng theo UBND huyện Đắk Song, trước mắt, huyện chỉ đạo Trường Mầm non Sơn Ca phải có kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, tài sản công theo quy định. Đồng thời, tiếp tục thực hiện theo kế hoạch bố trí phòng làm việc, phòng kho và phòng bảo vệ; tổ chức họp ban đại diện cha mẹ học sinh để bàn bạc, thống nhất kế hoạch tu sửa, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ để chuyển một lớp học từ điểm trường chính về điểm trường lẻ này.


 



Công trình nước sạch tiền tỉ "đắp chiếu"

Đó là công trình nước sinh hoạt nông thôn tại thôn Tôn K’Long, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng được một hiệp hội của Pháp đầu tư xây dựng từ năm 2007 để phục vụ nguồn nước sinh hoạt cho gần 200 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đầu năm 2016, thượng nguồn suối Đạ Cọ bị chặn dòng khiến công trình nước sinh hoạt ở Tôn K’Long "đắp chiếu".

Ông K’Líp (ngụ thôn Tôn K’Long B, xã Đạ Pal) cho rằng công trình ngưng hoạt động, người dân không có nguồn nước để sinh hoạt. "Mấy năm qua, chúng tôi tìm mọi cách kiếm nước sinh hoạt như đào giếng, dùng can đi lấy nước... Hiện đang vào mùa khô nên tình trạng thiếu nước của bà con càng nghiêm trọng hơn" - ông K’Líp nói.

Ông Chu Quang Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đạ Pal, cho biết xã đã có nhiều công văn gửi UBND huyện Đạ Tẻh tìm cách tháo gỡ nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết.

 

Đ.Thi



Theo Hoàng Thanh - Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.