Tín ngưỡng thần lúa của người Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong hệ thống thần linh của người Tây Nguyên xưa, thần lúa (Yang H’ri, Yang Xri hay H’rai) là vị thần phổ biến và được coi trọng nhất.

Trong điều kiện kỹ thuật canh tác thô sơ, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên thì ước mơ một cuộc sống no đủ thông qua tín ngưỡng vị thần coi sóc nguồn sống của mình cũng là điều dễ hiểu.

Hình ảnh của thần lúa trong tưởng tượng là một bà già xấu xí, bị ghẻ lở nhưng lại có tấm lòng thương người sâu sắc. Thần hay thu mình biến thành con cóc. Khi thần nghiến răng, ấy là lúc gọi người chồng của mình-thần sấm. Chẳng là, sau thu hoạch, thần lúa ngủ đông trong kho thóc. Lợi dụng cơ hội này, thần sấm đã lẻn đi tằng tịu với thần nước. Nghe thấy vợ nghiến răng, thần vội vã chạy về và kêu lên. Ấy là lúc xuất hiện những tiếng sấm đầu mùa.

Ning nơng kết thúc cũng là lúc khởi động một mùa rẫy mới. Một chuỗi lễ thức với những kiêng cữ khá là phức tạp sẽ được tiến hành để cầu cho công việc trôi chảy, để thần lúa ban cho cuộc sống no đủ, lúa chất đầy kho.

Người Bahnar làng Đak Mong (xã Đak Krong, huyện Đak Đoa) hân hoan trong lễ mừng lúa mới. Ảnh: H.N

Người Bahnar làng Đak Mong (xã Đak Krong, huyện Đak Đoa) hân hoan trong lễ mừng lúa mới. Ảnh: H.N

Miêu tả toàn bộ hệ thống này là cả một câu chuyện dài, ở đây chỉ liệt kê hệ thống lễ thức này của người Bahnar như một ví dụ: lễ hội mở đầu là Sơmă Kơcham. Dù với nghĩa là “lễ cúng sân làng” nhưng nó là lễ hội có ý nghĩa như đón mừng năm mới.

Trong lễ hội, người ta thông báo cho các vị thần linh biết những việc sẽ làm trong năm; cầu khấn các vị cho mưa thuận gió hòa, cây lúa tốt tươi, không gặp thiên tai, dịch bệnh… Cầu cúng các vị thần làng rồi, trước khi động cuốc, mọi nhà phải tiến hành lễ Sơmăh gọ cầu xin thần nồi, thần trú cột nhà phù hộ để hồn lúa nhớ đường về gia chủ…

Tháng tư, khi những cơn mưa đầu tiên trút xuống mặt đất, người Bahnar sẽ tiến hành lễ Sơmăh đăk a tâu-khấn nước mắt của hồn người chết để cầu “mưa nhỏ, mưa to, nắng lên đúng lúc” và xin ma đừng bắt hồn lúa, hồn các loại cây đem đi… Rồi khi chính thức bắt tay vào trồng trỉa, bà con lại phải tiến hành lễ Sơmăh Zmunba cầu cho “cây lúa ban ngày bằng bụi sả, ban đêm bằng cây đa”.

Khoảng tháng 5, khi cây lúa đã bén chân trên rẫy, lễ Ming agăm lại được tổ chức nhằm gột rửa những điều xấu của con người để cây lúa không “bắt chước”. Lúa vào thì con gái, người ta lại tổ chức Sơmăh kwai xin các thần đất, núi, nước… buông tha hồn lúa để nó nhớ đường về. Đến khi lúa đã đỏ đuôi phải thêm tiếp 2 lễ là Sa mơk (ăn cốm mới) rồi Sơmăh kek (cúng suốt lúa) và cuối cùng là lễ đóng cửa kho. Đến đây, 1 năm sản xuất với những thấp thỏm lo toan mới chấm dứt.

Tùy quan niệm của mỗi dân tộc và đặc điểm từng vùng cư trú, tín ngưỡng thần lúa có thể thêm, bớt về quan niệm, lễ thức. Tuy nhiên, mẫu số chung vẫn là sự trọng vọng tuyệt đối. Chẳng hạn với quan niệm là nơi trú ngụ của các Yàng và hồn lúa, rẫy với đồng bào là cả một thế giới tâm linh, là vùng đất được giữ gìn thanh khiết. Một sự uế tạp nào xảy ra trên rẫy, đặc biệt là tiểu tiện, đại tiện vào rẫy có thể khiến các Yàng bất bình, hồn lúa giận dỗi bỏ đi.

Việc thu hoạch lúa phải dùng tay để tuốt, tuyệt đối không được dùng các dụng cụ kim loại cắt ngang thân lúa, vì như vậy là cắt ngang hồn lúa; đập lúa là làm đau hồn lúa, sẽ khiến hồn sợ hãi bỏ đi, dẫn đến mất mùa, đói khát.

Một quan niệm chung khác là thần lúa vốn rất sợ nước. Vì vậy, việc trồng lúa ở ruộng nước sẽ làm thần lúa chết đuối. Bởi quan niệm này mà việc vận động đồng bào làm lúa nước những năm đầu giải phóng rất khó khăn.

Trừ một số địa phương hiện còn cây lúa rẫy thì vẫn tiến hành một vài lễ thức sơ sài. Với những nơi trồng lúa nước, gần như bà con chỉ giữ duy nhất lễ cúng lúa mới. Những làng chuyển hẳn sang chuyên canh cây công nghiệp thì chẳng còn lễ hội cầu mùa. Đây là điều phải “đánh đổi” cho sự phát triển dù cây lúa rẫy với hàng ngàn năm tồn tại đã làm nên một nền văn hóa nương rẫy. Và hệ thống lễ thức cầu mùa chính là một phần của nền văn hóa ấy.

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Cuộc thi còn là nơi người làm báo thể hiện tâm hồn nghệ sĩ. Ảnh: Minh Châu

Lắng đọng Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng

(GLO)- Là những giọng ca không chuyên, nhưng mỗi tiếng hát cất lên từ Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng lại chan chứa tình yêu nghề, yêu quê hương với truyền thống văn hóa-lịch sử. Đó cũng là cảm xúc lắng đọng trong cuộc hội ngộ giữa những người làm báo và các lực lượng đồng hành.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

(GLO)- Sáng 9-5, tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Dự án Sách hay cho học sinh Tiểu học tổ chức Hội thảo “Về vai trò của sách, các biện pháp đưa sách đến với học sinh”. Chương trình do Quỹ Tâm Nguyện Việt tài trợ.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.