Có lẽ đã xa xưa lắm rồi, trên rẻo đất cao nguyên phía Tây của Tổ quốc, những ngôi làng nhỏ bé và lẩn khuất của bà con các dân tộc đều được hình thành nhờ kinh nghiệm sống chung với thiên nhiên và bởi những bước chân thăng trầm dạn dày nắng mưa sương gió của các bậc trưởng lão, mà ngày nay ta gọi một cách trân trọng và trìu mến - ấy là các già làng.
Vì có sự giao cảm máu thịt với cây lúa nên lễ hội Mừng lúa mới, đón những “hạt ngọc” từ rừng Yàng (thần linh) về kho là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của người Mạ.
(GLO)- Ngày 4-5, Câu lạc bộ Cồng chiêng Jrai thuộc tổ 8, 9, 10 (phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) đã tổ chức lễ để bộ chiêng mới được gắn kết và trở thành một “thành viên” của buôn làng.
(GLO)- Từ xưa, bến nước giữ vai trò quan trọng trong sản xuất, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Jrai. Vì vậy, hàng năm, dân làng đều tổ chức lễ cúng bến nước để cầu mong dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Với 2.000 USD, một vị giáo sư ở Hungary đã khăn gói đến tận khu rừng nhiệt đới miền Trung Việt Nam cùng ăn cùng ở với người Bru - Vân Kiều suốt 10 tháng ròng.
Đàn đá là một nhạc cụ cổ xưa nhất ở vùng đất Tây Nguyên, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và là “sợi dây“ kết nối giữa con người với thế giới tâm linh, giữa hiện tại với quá khứ. Ngày nay, đàn đá vẫn sống động trong tâm thức và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.