Người Jrai ở phường Đoàn Kết cúng bộ chiêng mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 4-5, Câu lạc bộ Cồng chiêng Jrai thuộc tổ 8, 9, 10 (phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) đã tổ chức lễ để bộ chiêng mới được gắn kết và trở thành một “thành viên” của buôn làng.
Quang cảnh lễ cúng.

Quang cảnh lễ cúng.

Lễ vật cúng là phần đầu, đuôi, đùi, lòng và gan của một con heo; 3 ghè rượu. Trước đó, cây nêu đã được dựng nên ở giữa sân Nhà sinh hoạt cộng đồng. Sau khi bày biện lễ vật, già Kpă Hoăt-chủ tế tiến hành lễ cúng.

Già Hoăt đổ nước vào ghè rượu, mở đầu nghi thức của lễ cúng.

Già Hoăt đổ nước vào ghè rượu, mở đầu nghi thức của lễ cúng.

Đầu tiên, già múc nước đổ lần lượt vào từng ghè rượu, sau đó lấy phần gan heo đã được cắt nhỏ bỏ vào từng chiếc chiêng mới. Rượu trong ghè cũng được rưới lên từng chiếc chiêng. Vừa làm, già vừa đọc bài khấn trong tiếng tấu chiêng rộn ràng của các thanh niên trong làng, gọi thần linh về chứng giám cho lễ cúng.

Già Hoăt vừa đặt lễ vật vào từng chiếc chiêng mới vừa khấn các vị thần linh về chứng giám.

Già Hoăt vừa đặt lễ vật vào từng chiếc chiêng mới vừa khấn các vị thần linh về chứng giám.

Thay mặt bà con, già Hoăt cầu cho bộ chiêng mới được vang xa tới tận 7 núi, người dân mỗi khi sử dụng bộ chiêng mới này đều sẽ vui vẻ, đoàn kết, thắng lợi. Sau khi kết thúc bài khấn, già Hoăt mời đội trưởng đội chiêng lên uống can rượu cần đầu tiên.

Trong lúc già Hoăt khấn tế thì các thành viên còn lại tấu chiêng kết nối với thần linh.

Trong lúc già Hoăt khấn tế thì các thành viên còn lại tấu chiêng kết nối với thần linh.

Xong đâu đấy, già phát từng chiếc chiêng mới cho các thành viên trong đội, mọi người cùng say sưa tấu chiêng rộn ràng hòa cùng vòng xoang uyển chuyển. Già cũng hứng rượu ra một chiếc nồi đồng, lần lượt mời từng người trong đội chiêng thưởng thức.

Đội trưởng của đội chiêng được mời lên uống can rượu lễ.

Đội trưởng của đội chiêng được mời lên uống can rượu lễ.

Từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Câu lạc bộ Cồng chiêng Jrai được cấp 1 bộ chiêng, một số nhạc cụ dân tộc, 40 trang phục truyền thống, và dàn âm thanh cho nhà sinh hoạt cộng đồng.

Xong đâu đấy, già Hoăt phát chiêng mới cho mọi người để cùng nhau tấu lên những giai điệu đầu tiên.

Xong đâu đấy, già Hoăt phát chiêng mới cho mọi người để cùng nhau tấu lên những giai điệu đầu tiên.

Đây là một hoạt động nhằm khích lệ, động viên tinh thần đối với các nghệ nhân, giúp họ tiếp tục nhiệt huyết với công việc truyền dạy và biểu diễn cồng chiêng; nâng cao ý thức trách nhiệm, gìn giữ di sản văn hóa của dân tộc.

Đội cồng chiêng chụp ảnh lưu niệm sau buổi cúng chiêng mới.

Đội cồng chiêng chụp ảnh lưu niệm sau buổi cúng chiêng mới.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null