'Huyền thoại Gábor' đi tìm thần linh Bru - Vân Kiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với 2.000 USD, một vị giáo sư ở Hungary đã khăn gói đến tận khu rừng nhiệt đới miền Trung Việt Nam cùng ăn cùng ở với người Bru - Vân Kiều suốt 10 tháng ròng.

 

 Vargyas Gábor trong lần đi điền dã năm 1987 cùng một người dân bản địa - Ảnh: nhân vật cung cấp
Vargyas Gábor trong lần đi điền dã năm 1987 cùng một người dân bản địa - Ảnh: nhân vật cung cấp




Nhiều năm sau, ông trở lại và tặng họ một công trình nghiên cứu quý giá.

Vị giáo sư đó chính là Vargyas Gábor (67 tuổi), thành viên Hội đồng khoa học Viện Dân tộc học, Trung tâm nghiên cứu khoa học nhân văn (Viện Hàn lâm khoa học Hungary), cũng là giáo sư nhân học tại Khoa Dân tộc học và nhân học văn hóa châu Âu, ngành khoa học nhân văn (Đại học Pécs, Hungary).

Bỏ trời âu vào rừng sâu quảng trị



 


Có thể con cái của bạn sau này khó mà biết cha ông chúng đã sống như thế nào. Nên những bức ảnh của tôi, những ghi chép của tôi hy vọng sẽ nhắc mọi người nhớ: Đừng bao giờ quên văn hóa của riêng bạn!
 

Giáo sư Vargyas Gábor






Câu chuyện về cuộc điền dã của vị giáo sư người Hungary cứ như kịch bản một tác phẩm điện ảnh đầy hấp dẫn. Theo lời kể của Vargyas Gábor, trong 10 tháng điền dã ròng rã từ năm 1987 đến 1988, ông chỉ có 2.000 USD nhận từ Viện Hàn lâm khoa học Hungary. Ông ở chung nhà với một gia đình Bru mà ông quen gọi thân mật là “gia đình pỉ (mẹ) Toan”. Đó là nhà sàn tre, chủ nhà có 2 vợ và 2 con. Trong nhà không có bàn ghế, tất cả nằm ngủ trên sàn, cạnh bếp lửa luôn bốc khói. Một ngày ông ăn 2 bữa, họ ăn gì ông ăn đó, vài bát cơm, các món ăn kèm đều là sản vật từ rừng, vườn hoặc sông. “Trong 2 tháng đầu, tôi sút 20 kg”, Vargyas Gábor nhớ lại.


 

Vargyas Gábor cùng những người trong gia đình pỉ Toan tại buổi triển lãm ở Khe Sanh tháng 3.2019 - Ảnh: Thanh Lộc
Vargyas Gábor cùng những người trong gia đình pỉ Toan tại buổi triển lãm ở Khe Sanh tháng 3.2019 - Ảnh: Thanh Lộc




Cũng trong ngần ấy thời gian, vị giáo sư vốn quen với cuộc sống ở châu Âu đã trải qua chuỗi ngày không có cà phê, nước giải khát. Trong bản Cốc (nay thuộc xã Hướng Linh, H.Hướng Hóa, Quảng Trị) nơi ông ở, không có đường nhựa, điện đài, điện thoại, bưu điện, cửa hàng, bác sĩ... Thời gian này, ông chỉ nhận được thư từ gia đình đúng 2 lần và ông thậm chí trở thành bác sĩ bất đắc dĩ, chia số thuốc chống sốt rét và thuốc chữa các bệnh đường ruột ít ỏi mang theo.

“Tôi ở cách Khe Sanh (trung tâm H.Hướng Hóa) 1 ngày đi bộ, ở đó có một số đồ vật của nền văn minh hiện đại. Nhưng đi lại trong rừng nhiệt đới, qua các cây cầu treo không được thiết kế cho cân nặng của người châu Âu, mối đe dọa thú dữ, ba lô nặng trĩu trên lưng, mưa liên tục trong 6 tháng mùa mưa, các loài đỉa... cũng đủ để tôi không còn hứng thú với những đồ vật thuộc thế giới của nền văn minh đó nữa”, Giáo sư Vargyas Gábor nhớ lại.

Phải sống và làm việc trong điều kiện khổ sở đến thế, nhưng với Vargyas Gábor, thời gian ở đây là quãng thời gian thú vị nhất cuộc đời ông, ảnh hưởng đến cuộc đời về sau, thậm chí định hướng sự nghiệp khoa học và suy nghĩ của ông. Đến giờ, dù không rành tiếng Việt, Giáo sư Vargyas Gábor vẫn nói tốt tiếng Bru.

Vargyas Gábor từng được mệnh danh là “huyền thoại Gábor”. PGS-TS Đình Hồng Hải, Khoa Nhân học (ĐH KHXH-NV, ĐH Quốc gia Hà Nội), Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển dân tộc thiểu số, miền núi và lưu vực sông Hồng, cho hay những năm cuối thập niên 1990, ông nghe kể nhiều về “huyền thoại Gábor”, một nhà khoa học nước ngoài đã sống hàng tháng trời trong rừng với người Bru. “Tại thời điểm đó, một đồng nghiệp đi cùng ông vào vùng người Bru để hỗ trợ và phiên dịch tiếng Việt, nhưng trên đường về, ông đã trở thành… người phiên dịch tiếng Bru cho đồng nghiệp của mình”, PGS-TS Đình Hồng Hải nói.



 

 Một thầy cúng Bru - Vân Kiều qua nét chụp của Vargyas Gábor
Một thầy cúng Bru - Vân Kiều qua nét chụp của Vargyas Gábor




Ai cũng có quyền tự hào về dân tộc mình !


 

“Trước khi trưng bày ở Khe Sanh, triển lãm của Vargyas Gábor đã được trưng bày ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Và cuối cùng, chúng tôi mang những bức ảnh này về đúng nơi mà các bức ảnh thuộc về. Chúng ta cũng có thể gọi trưng bày này là “Bru - Vân Kiều về cội”, vì Khe Sanh sẽ là điểm dừng chân cuối cùng cho trưng bày này”.
 

Ông Balazs Aron
(Bí thư thứ nhất phụ trách văn hóa, giáo dục
và truyền thông Đại sứ quán Hungary
tại Việt Nam)


Tháng 3.2019, Giáo sư Vargyas Gábor trở lại Hướng Hóa sau hơn 30 năm kể từ cuộc điền dã dạo nọ. Lần này, ông mang một món quà lớn dành tặng cho tộc người mà ông từng gắn bó: Công trình nghiên cứu đầy thú vị về văn hóa, phong tục tập quán của họ thông qua một cuộc triển lãm ảnh do Đại sứ quán Hungary tại Hà Nội hỗ trợ.

75 bức ảnh được mang ra triển lãm đã lột tả vẻ đẹp sinh động các phong tục, nghi lễ, nghi thức cổ xưa... của người Bru - Vân Kiều, cũng là một phần trong các “tài sản” quý mà Vargyas Gábor cất giữ cho riêng mình. Tại đây, vị giáo sư người Hungary cũng đã giới thiệu cuốn sách ảnh Thần linh - tổ tiên - thầy cúng và một cuốn sách khác nặng về nghiên cứu là Bất chấp định mệnh: Văn hóa và phong tục tập quán người Bru - Vân Kiều.

Cả 2 cuốn đều được dịch ra tiếng Việt. Trong đó, Giáo sư Vargyas Gábor đã đề cập rất nhiều vấn đề: phương pháp trồng lúa, bàn thờ, tang ma, bệnh tật, chữa trị, thầy cúng, trang phục, các nghi lễ, các bài hát... Nhưng có vẻ như vị giáo sư đã bị thu hút nhiều nhất với “chu kỳ nông nghiệp và những nghi thức”, với “bệnh tật - chữa trị - thầy cúng” của tộc người vùng cao với những ghi chép tỉ mỉ, mô tả chân thực các hoạt động đầy màu sắc tâm linh, thần bí... kèm hình ảnh minh họa.

“Tôi đã giữ những tấm ảnh, những câu chuyện này quá lâu cho riêng mình mà đáng ra cần phải công bố sớm hơn. Những người Bru - Vân Kiều xứng đáng được tặng nó. Bởi ai cũng có quyền tự hào về dân tộc mình”, Vargyas Gábor xúc động nói tại buổi triển lãm.

Giáo sư Vargyas Gábor đã mời gia đình “pỉ Toan” đến dự triển lãm. Ông dắt tay người mẹ Bru 80 tuổi đến xem tấm ảnh chân dung của bà do ông chụp 30 năm trước, được phóng to và chú thích bằng tiếng Việt: “Mẹ Toan”. Rồi ông cúi xuống, hôn má bà mẹ Bru từng cho ông ở tạm những ngày điền dã. Vargyas Gábor cũng gửi lời chào, lời cảm ơn người bản Cốc bằng tiếng Vân Kiều, và tỏ ý choáng ngợp trước sự thay đổi “không thể tin được” của bản làng cũ.

“Có thể con cái của bạn sau này khó mà biết cha ông chúng đã sống như thế nào. Nên những bức ảnh của tôi, những ghi chép của tôi hy vọng sẽ nhắc mọi người nhớ: Đừng bao giờ quên văn hóa của riêng bạn!”, Giáo sư Vargyas Gábor nhắn gửi.

 

Theo Nguyễn Phúc (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.