Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nối tiếp thành công từ Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2016 với chủ đề “Gia Lai-Tiềm năng-Hợp tác-Phát triển”, ngày 11-3 vừa qua, Gia Lai tiếp tục có mặt tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4. Đây là cơ hội “vàng” để tỉnh giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và chính sách thu hút đầu tư vào địa bàn.
 

Ảnh: Hà Duy
Ảnh: Hà Duy

Từ sự kiện này, nhìn vào kết quả đầu tư trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian qua, chúng ta thấy có nhiều tín hiệu khả quan. Theo đó, thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp đăng ký đầu tư tại Gia Lai. Nhiều dự án có ý nghĩa đã được triển khai trên thực tế, góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Không ít doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và đang mở rộng quy mô đầu tư.

Để đạt được kết quả đó, những năm qua, tỉnh Gia Lai đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thường xuyên đối thoại nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư. Hệ thống chính trị của tỉnh luôn đồng hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm thước đo cho năng lực quản lý, điều hành.

Tuy nhiên, hoạt động thu hút đầu tư vẫn còn có mặt hạn chế. Mặc dù tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư và ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư nhưng việc triển khai trên thực tế vẫn gặp phải một số khó khăn. Theo đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tuy được cải thiện trong những năm gần đây nhưng thiếu tính bền vững. Công tác cải cách hành chính bước đầu được chú trọng nhưng vẫn chưa đồng bộ giữa các sở, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, công tác quảng bá tiềm năng, thế mạnh và chính sách đầu tư của tỉnh vẫn chưa hiệu quả.

Cải thiện môi trường đầu tư là một trong những vấn đề cần được tiếp tục triển khai quyết liệt trong thời gian tới. Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Gia Lai năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp chính quyền phải phấn đấu trở thành một chính quyền đối thoại có tư duy đổi mới sáng tạo, chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trải thảm mời gọi các nhà đầu tư và doanh nghiệp với phương châm ba cùng: cùng lo, cùng làm, cùng chia sẻ thất bại, thành công với doanh nghiệp, tôn vinh doanh nghiệp dám nghĩ dám làm, cam kết minh bạch với nhà đầu tư, tập trung phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện cho nhà đầu tư làm ăn lâu dài tại Gia Lai.

Cũng với tinh thần đó, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4, người đứng đầu Chính phủ đã nhắc nhở: “Đất đai của vùng này rất rộng, tiềm năng rất lớn, nhưng chính sách chưa thông thoáng, tính minh bạch chưa cao, chưa tốt. Cái này tôi nói để lưu ý lãnh đạo của 5 tỉnh Tây Nguyên. Hôm nay có 5 Bí thư, 5 Chủ tịch của 5 tỉnh, các vị về phải có chỉ đạo cải thiện ngay vấn đề thủ tục đầu tư. Bỏ ngay quan niệm cũ, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế lâu dài, mà trước mắt là đơn giản hóa thủ tục đầu tư để mời gọi các nhà đầu tư vào tỉnh mình”.

Hy vọng, với những bài học rút ra từ Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Gia Lai năm 2016 và hội nghị xúc tiến đầu tư lần này, các sở, ngành và địa phương trong tỉnh sẽ có những bước đột phá trong việc cải thiện môi trường để đón làn sóng đầu tư mới vào địa bàn.

Duy Lê

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.