Tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng: “Lá chắn” bảo vệ đàn vật nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang vào giai đoạn chuyển mùa, nguy cơ xuất hiện các loại dịch bệnh trên đàn trâu, bò rất lớn, nhất là bệnh lở mồm long móng (LMLM).

Vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh nhằm tạo “lá chắn” bảo vệ đàn vật nuôi đang được các địa phương gấp rút triển khai.

2t-5646.jpg
Ông Yem đang chăm sóc đàn bò mới tiêm phòng vắc xin LMLM. Ảnh: N.H

Khoảng 1 tuần qua, các hộ chăn nuôi tại làng Thung Dôr (xã An Phú, TP. Pleiku) phối hợp chặt chẽ với nhân viên thú y của xã và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM đợt 1-2025 trên đàn bò. Ông Yem phấn khởi cho hay: “Gia đình tôi nuôi bò từ nhiều năm nay. Những năm gần đây, bệnh LMLM thường xuất hiện vào mùa mưa nên gia đình luôn chú trọng đến việc phòng bệnh cho đàn bò. Vừa rồi, nhân viên thú y của thành phố và xã đến tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM cho đàn bò. Việc tiêm vắc xin sẽ ngăn ngừa được bệnh, giảm thiệt hại về kinh tế”.

Tương tự, chị H’My (cùng làng) chia sẻ: Lâu nay, gia đình chưa chú trọng đến việc tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ cho đàn bò. Vừa rồi được nhân viên thú y đến tiêm vắc xin LMLM và hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh cho bò, chúng tôi đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hiện nay, gia đình đang tập trung trồng cỏ, mua rơm tích trữ thức ăn trong mùa mưa để giúp đàn bò nâng cao thể trạng, ngăn ngừa dịch bệnh.

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh (Sở Nông nghiệp và Môi trường) cho biết: Từ đầu năm đến nay, đàn gia súc của tỉnh phát triển ổn định. Tổng đàn trâu của tỉnh hiện có hơn 13.480 con, bò khoảng 494.376 con và heo khoảng 989.900 con. Hầu hết các loại bệnh truyền nhiễm như LMLM, dịch tả heo châu Phi, viêm da nổi cục và bệnh heo tai xanh đã được cơ quan chuyên môn các địa phương phát hiện, ngăn chặn kịp thời, không để lây lan trên diện rộng. Người chăn nuôi cũng đã chủ động tiêm các loại vắc xin phòng bệnh, góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 865/QĐ-TTg về việc xuất cấp vắc xin LMLM từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương phòng bệnh LMLM; trong đó, Gia Lai được hỗ trợ 428.475 liều vắc xin type O để tiêm phòng cho đàn trâu, bò. Sau khi tiếp nhận, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã phân bổ về 16/17 địa phương để triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin LMLM đợt 1-2025 từ ngày 16-5 đến 25-6.

1d.jpg
Nhân viên thú y Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Đoa tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn bò của người dân tại xã Hà Bầu. Ảnh: N.H

Ông Trần Văn Đăng-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku-thông tin: Sau khi tiếp nhận 2.300 liều vắc xin type O, Trung tâm đã triển khai tiêm phòng cho đàn trâu, bò trên địa bàn. Đến nay, hơn 1.900 liều đã được tiêm phòng cho đàn trâu, bò của 6 xã, phường; số vắc xin còn lại đang được các địa phương tiếp tục tiêm phòng đảm bảo theo kế hoạch nhằm hạn chế bệnh LMLM xuất hiện, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Điều đáng mừng là hầu hết người chăn nuôi ở các xã, phường đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh LMLM và chủ động phối hợp với lực lượng thú y, giữ gia súc tại nhà để tiêm phòng.

Trao đổi với P.V, ông Thái Văn Dũng-Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-cho hay: Với mục tiêu tạo hệ miễn dịch chủ động, đơn vị đã tham mưu xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin 2 đợt/năm. Trong đó, đợt 1 thực hiện từ tháng 4 đến tháng 5 và đợt 2 vào dịp cuối năm. Thời gian qua, một số địa phương đã chủ động xuất ngân sách mua vắc xin LMLM về tiêm phòng cho đàn vật nuôi trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp xã hội hóa trong việc mua vắc xin tiêm phòng bệnh LMLM, góp phần hạn chế dịch bệnh. Mới đây, Chính phủ đã hỗ trợ vắc xin LMLM type O để tiêm phòng cho đàn gia súc nhằm tạo “lá chắn” chủ động, ngăn chặn bệnh LMLM xuất hiện trong thời gian tới.

“Gia Lai đang bước vào giai đoạn thời tiết giao mùa, môi trường chăn nuôi không đảm bảo, sức đề kháng của gia súc giảm chính là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh trên đàn gia súc bùng phát, nhất là bệnh LMLM. Vì vậy, người chăn nuôi cần chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn tiêm phòng vắc xin phòng bệnh đúng thời điểm để bảo vệ đàn gia súc của gia đình không bị thiệt hại do bệnh LMLM gây ra”-Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.